Một ngày trời đầu đông, bạn đang cố vật lộn để chiến thắng lực hấp dẫn từ lớp chăn dày thì chợt nhận ra rằng cổ họng mình đau rát và giọng nói khàn đi, sau khi làm nhanh gọn bữa sáng thì bạn lao xe nhanh đi làm mà không quên tạt vào hiệu thuốc ở đầu ngõ kể cho cô dược sĩ nghe về triệu chứng của mình, và khả năng rất cao là ngay lúc đó thứ bạn nhận được sẽ là một trong những loại thuốc bán chạy nhất trên thế giới - Kháng sinh.
Vậy kháng sinh là gì?
Chắc hẳn nhiều người rong chúng ta không lạ lẫm gì với việc phát minh ra Penicillin của Alexander Fleming vào năm 1982. Nói qua một chút về nhà khoa học này, dù đã tìm ra tác dụng ức chế của sự nhân lên của vi khuẩn của nấm penicillin từ 1982 nhưng mãi tới năm 1945 thì ông mới được ghi nhận phát minh vĩ đại trên bằng giải Nobel Y học và loại thuốc này đã giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Thế bằng cách nào kháng sinh, hay cụ thể hơn trong trường hợp này penicillin lại làm được điều đó?
Về cơ bản, thuố ckhasng vi sinh vật ( antimocrobials) là chất được tạo ra từ các nguồn khác nhau ( vi sinh vật, thực vật, động vật, tổng hợp hoặc bán tổng hợp), có tác dụng trên các loài vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng và virus.
Kháng sinh là cách chất được tạo ra từ các chủng vi sinh vật có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các vi sinh vật sống khác. Tất cả các kháng sinh đều được coi là thuốc kháng vi sinh vật nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng.
Có nhiêu cách phân loại khác nhau, dựa vào mức độ tác dụng ( diệt khuẩn/ kìm khuẩn), phổ tác dụng ( hẹp/ rộng)mà có cơ hội mình sẽ nói kĩ hơn ở bài viết sau.
Nhờ đâu kháng sinh chống lại được vi khuẩn?
Mình sẽ lấy Penicillin làm ví dụ, nó sẽ ngăn chặn hình thành các liên kết ngang giữa các peptidoglycans- thành phần cấu trúc nên thành tế bào vi khuẩn, từ đó các vi khuẩn không đóng kín được các lỗ xung quanh rồi nước sẽ chảy qua các lỗ vào trong rồi rồi tiêu diệt các vi khuẩn khi nồng độ nước của dung dịch xung quanh lớn hơn so với bên trong vi khuẩn. Tế bào người chúng ta không sản xuất hoặc cần peptidoglycan cho nên dĩ nhiên không bị tác động bởi quá trình này.
Nói vậy để thấy, thông qua các cơ chế hóa sinh học đặc thù của tế bào vi khuẩn gây bệnh so với tế bào người mà kháng sinh phát huy được tác dụng của nó. Ngoài thành tế bào, nó có thể tác dụng lên quá trình nhân đôi của ADN hay sản xuất protein của vi khuẩn