Phát hiện sớm và điều trị hội chứng tự ngược đãi bản thân đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa những nguy hiểm. Người bệnh nên gặp gỡ chuyên gia tâm lý trị liệu để điều trị các vấn đề tâm lý, gia tăng nhận thức bên cạnh đó gia đình cũng cần gia tăng việc thay đổi lối nuôi dạy con để làm giảm các áp lực lên trẻ nếu có liên quan đến các tác nhân này.

Nếu tình trạng bệnh chưa quá nặng, việc dùng các loại thuốc có thể chưa thực sự cần thiết mà chú trọng chủ yếu chữa lành các vấn đề tâm lý.

Xem thêm: Cần làm làm gì để tránh xảy ra rối loạn tâm lý

Trị liệu tâm lý

Đôi khi chính người bệnh cũng ý thức được việc làm hại bản thân nhưng họ không thể kiểm soát được những hành vi này vì chỉ nó mới đem đến cảm giác vui vẻ. Việc gặp gỡ nói chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ giúp trẻ tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng tâm lý này, đồng thời nhận thức rõ các vấn đề mình đang phải đổi mặt và học cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, làm chủ hành vi, cân bằng cảm xúc của mình, chuyển những hành vi, cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực sang trạng thái tích cực và phù hợp với hoàn cảnh.Từ đó, người lớn cũng hiểu được nguyên nhân tại sao con lại có những hành động làm hại bản thân như vậy và có hướng điều chỉnh cách quan tâm, dạy dỗ trẻ.

hình ảnh

Tâm lý trị liệu giúp trẻ giải tỏa cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực hơn.

Hướng tới những hành động tích cực

Người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân nên hướng tới những hành động tích cực, khiến bản thân bận rộn để không còn thời gian u buồn và tự làm bản thân đau. Chẳng hạn tham gia các môn thể thao, leo núi, đá bóng hay bơi lội để giúp nâng cao thể chất, giải tỏa áp lực tinh thần rất tốt. Những năng lượng vui vẻ tràn đầy trong các hoạt động thể thao chắc chắn sẽ có ích hơn hẳn việc rạch tay.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể học thiền hay yoga. Đây đều là hai bộ môn giúp máu huyết lưu thông, cân bằng cảm xúc để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực muộn phiền trong lòng. Ngay khi có cảm giác khó thở, bứt rứt muốn rạch tay, bạn hãy ngồi thiền trong khoảng 15 phút. Thả lỏng cơ thể, để tinh thần tinh tâm, hít thở nhẹ nhàng sẽ giúp thần trí dần trở về sự ổn định cân bằng.

Ngoài ra với trẻ nhỏ phụ huynh cũng có thể đưa bé đi du lịch đến những vùng đất mới để bé trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn trong cuộc sống. Niềm vui và sự hứng khởi trong những trải nghiệm mới cũng là một liều thuốc hạnh phúc rất tốt.

Học cách hít thở

Người bệnh có thể học các bài tập hít thở giúp giảm stress căng thẳng để giải tỏa áp lực. Đặc biệt là khi không được đáp ứng mong muốn làm hại bản thân bạn hãy từ tự hít thở sâu và thở ra nhẹ nhàng, thực hiện vài lần như thế sẽ thấy tâm trạng ổn định hơn rất nhiều.

Khi cảm thấy có những cảm xúc tiêu cực, muốn tự làm hại bản thân hãy học cách hít thở sâu để tâm trạng ổn hơn

Chia sẻ nhiều hơn

Một trong những yếu tố chính khiến nhiều người bị stress chính là không chia sẻ được cảm xúc và tâm trạng. Bất kể ai cũng gặp những khó khăn tuy nhiên quan trọng là cách giải quyết thế nào. Khi những áp lực buồn tủi không được nói ra, ai cũng cảm thấy bức bối và tự làm hại chính mình.

Vì vậy mỗi người hãy học cách chia sẻ, nói ra nhiều hơn. Nhanh chóng giải quyết các mâu thuẫn xung đột, không để nó kéo dài quá lâu. Nếu cảm thấy ngại ngừng trong chia sẻ hãy tập cách viết nhật ký để nói ra hết nỗi lòng cũng giúp tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều.

hình ảnh

Cảm nhận tình yêu thương gia đình

Bất cứ lúc nào gia đình cũng luôn là nơi yêu thương chăm sóc bạn trở về, dù đôi khi họ có bận rộn hay nghiêm khắc nhưng mục đích vẫn là để con cái có cuộc sống tốt hơn. Nếu cảm thấy gia đình đặt nặng các áp lực hãy thẳng thắn chia sẻ để giải quyết sớm, tránh cố gắng đến quá sức chịu đựng.

Bố mẹ nên học cách quan tâm con đúng cách, khích lệ trẻ nhiều hơn để con không cảm thấy bị áp lực, gò bó

Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần tinh tế hơn trong việc nuôi dạy và chăm sóc con. Hãy dành sự quan tâm nhiều hơn dù là nhỏ nhất cũng giúp tình trạng bệnh nhỏ hơn. Đừng khiến cho con cảm giác quá nhiều áp lực, đừng nên đặt cao thành tích học tập lên trên sức khỏe của con để rồi hối hận không kịp. Hãy để cho bé không gian học tập và trải nghiệm thoải mái nhất bởi điều này sẽ giúp ích cho việc phát triển trí não hơn là cứ chăm chăm bắt bé phải học quá nhiều.

Nếu bạn không nhận được sự quan tâm từ gia đình, hãy đừng lo vì trên thế giới này sẽ còn rất nhiều người yêu thương bạn thật lòng. Luôn vui vẻ, lạc quan, chân thành, nghĩ về tương lai tươi sáng và yêu thương chính bản thân mình sẽ giúp bạn sớm tìm được những người luôn lo lắng quan tâm bạn thật lòng.

Với bất cứ độ tuổi nào cũng rất dễ mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân, nhưng sự quan tâm yêu thương có thể dần chữa lành cả những tổn thương trên da thịt lẫn tinh thần. Với những gia đình đang có con nhỏ cần quan tâm con nhiều hơn, nói chuyện với con như những người bạn thân, chia sẻ lắng nghe những mong muốn của bé nhiều hơn sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh này.

Xem thêm: Tâm lý thời gen Z