Thời tiết giao mùa chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột không ít người lớn và trẻ nhỏ đều gặp triệu chứng ho, ho đau rát họng, ho sù sụ, ho khàn tiếng. Có nhiều loại ho như vậy bởi ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh. Thường hay gặp nhất vào mùa đông là 2 loại ho đó là ho khan và ho có đờm. Ho khan thường gây ngứa họng, khàn giọng hoặc mất giọng có thể xảy ra do tình trạng mới nhiễm virus do cảm cúm hay cảm lạnh…


Ngược lại ho có đờm đặc trưng như nặng ngực, có cả cảm giác nghẹt thở và khó thở thường làm cho người bệnh mệt mỏi, ho có đờm có thể là một triệu chứng còn lại sau khi viêm họng, viêm xoang và viêm mũi.




Ho là phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể, khi trên đường hô hấp xuất hiện một đường khí, chất tiết không bình thường, virus hoặc có dị vật; ho nhằm đẩy đường khí, chất tiết, virus hoặc dị vật đó ra ngoài. Ho không loại trừ một ai từ già đến trẻ, tuy nhiên ở người già thì khác và trẻ em lại khác. Ở tuổi trưởng thành và người lao động có sức khỏe tốt thì ho dễ dàng, chất đờm chất tiết bật ra dễ dàng nhưng ở người già sức yếu tiếng ho rất mệt và phải vận dụng tất cả các cơ hô hấp lên để ho tống bằng được các chất đờm đặc biệt nằm sâu trong phổi thì gây gắng sức rất mệt mỏi. Đặc biệt ở các em nhỏ, trẻ em sơ sinh thì ho cũng rất vất vả bởi em bé chưa đủ lực để đẩy các chất xuất tiết ra ngoài khỏi phế quản, vì vậy trẻ thường kèm theo nôn trớ, thậm chí nôn cả ra máu.


Với tình trạng ho kéo dài sẽ gây biến chứng cho người bệnh:


- Ban đêm ho dẫn đến sẽ mất ngủ từ đó sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể...


- Ở trẻ em ho nhiều làm vỡ các tĩnh mạch đường mũi


- Ở người già cao huyết áp ho liên tục sẽ làm cho huyết áp tăng và từ đó có thể là yếu tố nguy cơ để làm cho chúng ta có thể bị tai biến mạch máu não.


- Ho có thể làm cho dây thanh âm của chúng ta bị tổn thương nên tiếng nói bị khàn...


Chính vì vậy, khi phải ho quá nhiều, ho dai dẳng chúng ta buộc lòng phải dùng thuốc trừ ho của Tây y hoặc Đông y


Phương pháp trị ho hiệu quả:


Trên thị trường có nhiều thuốc giảm ho, tuy nhiên giữa Tân dược và Đông dược có nhiều cái hoàn toàn khác nhau. Tân dược chỉ là đơn chất hoặc nhị chất và có tác dụng phụ còn Đông dược là cả bài thuốc với rất nhiều các vị thuốc khác nhau và ít có tác dụng phụ.Do vậy để chọn thuốc Tân dược hay Đông dược để điều trị thì phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi của người bệnh, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ho…


Theo Đông y có hai nguyên nhân chính gây ra ho đó là ngoại cảm và nội thương. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa ho rất tiện dụng, đối với trẻ em bị ho chúng ta có thể dùng 5 đến 10 cánh hoa hồng hấp cùng một ít đường phèn trong nồi cơm đến khi chín để cho các cháu uống sẽ giảm trừ được ho. Đối với người lớn có thể ngậm vài lá húng chanh và một vài hột muối thì cũng có thể chữa ho và đơn giản, tiện dụng nhất đó là chỉ cần dùng một củ gừng bằng ngón chân cái nướng lên rồi dã ra và đun sau đó cho một thìa đường vào uống sẽ khỏi ho.


Phương pháp phòng triệu chứng ho:


Ở Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa đặc biệt là miền bắc thay đổi thời tiết rất nhanh chóng. Hàng năm cứ vào tháng 3 đến tháng 9 là đổi mùa rất lớn vì thế chúng ta nên nâng cao sức đề kháng bằng các cách như: tập thể dục hàng ngày, giữ ấm trong những ngày lạnh (đặc biệt là tay, cổ, chân...), ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe.


Xem thêm tại đây