Poly dây thanh lành tính và không phát triển thành u ác tính, tuy nhiên nếu kích thước khối u lớn có thể gây rối loạn giọng, khó thở cho người bệnh. Vì thế, polyp dây thanh cần phải được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Polyp dây thanh là gì?
Đặc điểm của polyp dây thanh
Polyp dây thanh là tình trạng bệnh xuất hiện những khối u nhú nhỏ đậu trên mặt niêm mạc dây thanh. Polyp dây thanh là tổn thương dạng khối, không phải ung thư hay tiền ung thư. Những khối u thường xuất hiện ở 1/3 giữa dây thanh và chỉ 1 bên.
Nguyên nhân gây polyp dây thanh
Do phù nề niêm mạc dây thanh kéo dài dẫn tới thoái hóa niêm mạc tạo ra polyp dây thanh.
Viêm nhiễm vùng họng thanh quản
Nói nhiều, nói to, lạm dụng giọng nói hoặc do đặc thù công việc như giảng viên, MC, ca sĩ, phát thanh viên…
Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá gây ảnh hưởng đến vùng họng và dây thanh.
Sự kích thích cơ học bởi tác động làm dây thanh căng quá mức, dẫn đến các mạch máu nhỏ trên dây thanh bị vỡ gây tụ máu. Hậu quả đó là gây polyp xuất huyết dây thanh.
Do sự thay đổi nội tiết tố, ví dụ trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nếu trong thời gian này nói nhiều và la hét sẽ dễ phát sinh polyp dây thanh.
Dấu hiệu nhận biết polyp dây thanh
Rối loạn giọng là dấu hiệu đầu tiên của polyp dây thanh. Điều này là do các khối u làm do hai dây thanh không khép được, rung không đều, gây ra khàn tiếng hay giọng bị thay đổi. Mức độ tùy thuộc vào kích thước của polyp, mức độ ảnh hưởng sóng niêm mạc và rung động dây thanh.
Khi nói bị mệt, hụt hơi, khó thở do tình trạng khàn tiếng, những cơn ho kéo dài.
Có cảm giác vướng ở vùng cổ họng nếu đó là loại polyp có chân. Polyp có thể di động khi thanh môn đóng mở gây nên tình trạng này.
Chẩn đoán và điều trị polyp dây thanh
Chẩn đoán polyp dây thanh
Để chẩn đoán chính xác tình trạng polyp thanh quản, thường sẽ được thực hiện bằng nội soi thanh quản ống mềm qua đường mũi hoặc ống cứng qua đường miệng.
Điều trị polyp dây thanh
Nếu phát hiện polyp dây thanh nhưng chưa có triệu chứng sẽ không điều trị mà chỉ chăm sóc để polyp không phát triển thêm.Không điều trị nếu bệnh chưa xuất hiện triệu chứng
Nếu trong trường hợp người bệnh vô tình phát hiện polyp dây thanh mà không có dấu hiệu bất thường này, thì chưa cần phải can thiệp điều trị. Trong trường hợp này, cần thực hiện một số biện pháp giúp ngăn ngừa sự phát triển của polyp như:
Chăm sóc răng miệng sạch sẽ
Súc miệng, súc họng sâu bằng nước muối hay các dung dịch súc miệng
Hạn chế nói nhiều, nói to để giảm áp lực lên dây thanh
Đối với polyp dây thanh có triệu chứng nhẹ
Điều trị bằng thuốc kháng sinh chống viêm
Hạn chế sử dụng giọng nói, nói to, nói nhiều
Vệ sinh sạch sẽ bằng việc súc họng, xịt họng…
Tiếp tục thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh
Đối với polyp dây thanh lớn và nặng
Nội soi vi phẫu loại bỏ polyp dây thanh đảm bảo an toàn.Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi dây thanh để cắt polyp dây thanh. Phương pháp phẫu thuật nội soi vi phẫu thường được tiến hành trong khoảng 30 phút, cầm máu tại chỗ và hầu như không gây biến chứng. Sau khi phẫu thuật 3 tuần, người bệnh sẽ hồi phục và được tái khám.