💛 ĐƯỜNG PHÈN NÂU CHƯNG CHANH VÀNG 💛


👉 ẤM PHỔI, HẾT HO, TAN ĐỜM 👍


-----

hình ảnh

✔️ Theo Đông y, đường phèn có tác dụng bổ khí, làm sạch phổi. Chanh giàu axit citric, vitamin C của chanh cũng dồi dào. Sự kết hợp của chanh và đường phèn có tác dụng làm long đờm, giảm đờm, giảm ho và tốt cho việc tiêu hóa.

Đây là món có thể để dành, dùng được quanh năm, nhưng cần thiết nhất là vào mùa thu và mùa đông. Uống với đá thì có tác dụng giải nhiệt, làm mát. Uống ấm thì sẽ giúp đẹp da, sạch phổi, long đờm, giảm ho.

Cách dùng rất đơn giản: Trữ chanh hầm đường phèn nâu trong lọ thủy tinh để không bị biến chất. Khi ăn, múc 2-3 muỗng nước cốt và vài lát chanh, pha nóng hoặc pha lạnh tùy vào mục đích. Mỗi tuần cho uống 4 lần.

CÁCH LÀM:


📌 Nguyên liệu cần chuẩn bị:


- 1 kg chanh


- 1 kg đường phèn nâu


- ít muối.


⚠ Lưu ý: Về chanh, các mẹ có thể chọn mua chanh đào của mình hoặc không thì chanh vàng nhé!

📌 Cách làm:


- Rửa sạch vỏ ngoài quả chanh bằng muối cho sạch để loại bỏ hết cặn bám trên bề mặt vỏ, sau đó lau khô và để ráo.


- Chanh đã ráo nước thì thái lát mỏng và bỏ hết hạt. Nhớ phải loại bỏ đầu và đuôi của mỗi trái chanh vì nếu không sẽ rất đắng.


- Sắp đường phèn nâu và chanh vào hai bát lớn để chuẩn bị xếp vào nồi chưng.


- Chuẩn bị một chiếc nồi điện, loại chuyên dùng để chưng yến. Lần lượt sắp một lớp chanh, một lớp đường vào nồi hầm cho đến hết.


- Đậy nắp nồi và bọc bên ngoài một lớp nilon để kín hoàn toàn (Chọn vật liệu nilon loại chịu được nhiệt độ cao).


- Bật chế độ chưng chậm và chưng trong 12 giờ.


- Chanh chưng đường phèn nâu khi chín có màu nâu sẫm, mẹ để nguội ở nhiệt độ phòng trước khi đóng vào hũ thủy tinh cất dùng dần.

⚠⚠ Lưu ý:


- Rửa sạch chai và khử trùng bằng nước sôi, sau đó để khô, không cho hơi nước đọng lại trong chai. Làm cách này thì sẽ giữ thực phẩm được ngon lâu, không mốc, không hỏng.


- Đầu và đuôi chanh phải cắt bỏ, không thì sẽ rất đắng, khó cho trẻ dùng. Nếu thành phẩm có phất vị đắng nhẹ thì bình thường vì vỏ chanh vốn dĩ có vị đắng.


HDPHARMA