Bệnh thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tính ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này, nhưng một trong những hướng đi đầy triển vọng chính là điều trị thoái hóa cột sống bằng tế bào gốc.
Vậy tế bào gốc sẽ được sử dụng như thế nào trong chữa trị thoái hóa cột sống? Hãy cùng Medeze tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Thông tin về cột sống
Cột sống hay xương sống (Spine) là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Cột sống của con người gồm có 33 xương, được gọi là đốt sống. Những đốt sống này được chia làm năm phần:
Cột sống gồm 33 đốt sốngCột sống cổ
Đây là phần được tạo thành từ 7 đốt sống trên cùng của cột sống. Cột sống cổ được nối với đáy hộp sọ bằng hai đốt sống trên cùng. Đây là bộ phận giúp cổ vận động bình thường đồng thời bảo vệ cho tủy sống, động mạch và dây thần kinh đi từ não đến cơ thể.
Cột sống ngực
Cột sống ngực được tạo thành từ 12 đốt sống ở giữa. Chức năng chính của cột sống ngực là giữ lồng ngực để bảo vệ tim và phổi. Phần cột sống này hơi cong ra phía sau, tạo thành hình chữ C gọi là đường cong kyphotic.
Cột sống thắt lưng
Đây là phần cột sống nằm giữa đốt sống ngực và xương cùng, gồm có 5 đốt sống. Cột sống thắt lưng cong vào phía trong tạo thành đường cong hình chữ C. Đây là phần có kích thước lớn nhất trong toàn bộ cột sống. Cột sống thắt lưng chịu trọng lượng chính của cơ thể cũng như áp lực khi nâng và mang vác đồ vật.
Xương cùng
Đây là phần xương hình tam giác nối với hông, nằm ở đáy của cột sống. Xương cùng là phần kết nối giữa cột sống và xương chậu.
Xương cụt
Xương cụt (đốt sống cụt) nằm ở đáy cột sống và được tạo thành từ bốn đốt sống được hợp nhất với nhau. Đây là bộ phận có kích thước nhỏ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể khi ngồi
Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Bệnh thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến nhất, xảy ra khi cột sống bị viêm và tổn thương. Đây là bệnh liên quan sự thoái hóa sụn, sau đó hình thành các gai xương làm thay đổi cấu trúc xương rồi cuối cùng khớp sẽ bị mất chức năng.
Người bệnh dễ bị đau nhức tại vùng cột sống, đặc biệt là đốt sống hoặc đốt sống lưng, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Bệnh thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi do tình trạng thoái hóa tự nhiên của cột sống. Người trẻ cũng thường xuyên mắc phải căn bệnh này do những thói quen chưa khoa học như: thoái hóa tế bào, đặc thù công việc, ít vận động, mang vác nặng sai tư thế, chấn thương…
Người bị thoái hóa cột sống thường bị đau nhức ở vùng cột sốngCác giai đoạn của bệnh thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống diễn biến qua bốn giai đoạn. Bệnh càng kéo dài càng ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của bệnh nhân
Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu của thoái hóa cột sống, người bệnh sẽ chưa cảm thấy các triệu chứng thường thấy. Lúc này các đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể đang dần bị biến đổi khiến áp lực dồn lên các bộ phận xung quanh xương sống như đĩa đệm, khớp, dây thần kinh… Đây là giai đoạn vàng để điều trị thoái hóa cột sống. Nếu phát hiện sớm, tình trạng thoái hóa cột sống của người bệnh có thể được cải thiện một cách tối đa.
Giai đoạn 2
Khi phát triển đến giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm nhận sự đau nhức, mệt mỏi… Cột sống bắt đầu xuất hiện những vấn đề như gai cột sống, hẹp đĩa đệm… Tư thế của người bệnh dần có sự thay đổi rõ rệt các khớp bị ảnh hưởng. Ở giai đoạn này, các phương pháp điều trị như trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu… vẫn mang lại kết quả khả quan.
Người bệnh dần cảm nhận được sự đau nhức ở vị trí cột sống bị thoái hóaGiai đoạn 3
Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã bắt đầu gặp phải hạn chế khi vận động, tư thế mất cân đối, hình thành những mô hình sẹo vĩnh viễn, xương cũng bị biến dạng nghiêm trọng… Ở giai đoạn này, hệ thống dây thần kinh đã bị tổn thương nên các các liệu pháp điều trị thường không có tác dụng nhiều, chủ yếu là giảm bớt cảm giác đau nhức.
Giai đoạn 4
Lúc này, người bệnh vô cùng khó khăn khi vận động, thậm chí có thể bị teo cơ do dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày dẫn đến việc phải phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Các tổn thương gặp phải như đau cột sống, giảm chiều cao… sẽ dần trở thành tổn thương vĩnh viễn.
Điều trị thoái hóa cột sống bằng liệu pháp tiêm cấy tế bào gốc
Hiện nay, thoái hóa cột sống có thể được điều trị bằng các phương pháp điều trị truyền thống như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, phẫu thuật… Tuy nhiên, trong một số trường hợp các biện pháp này không triệt để, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
Y học hiện đại với các tiến bộ không ngừng đã nghiên cứu về tế bào gốc và nhận thấy tế bào gốc có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan tới thoái hóa cột sống.
Liệu pháp tế bào gốc tận dụng khả năng tế bào gốc có thể biến đổi thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể để cải thiện tình trạng các đĩa đệm cột sống bị tổn thương. Khi đĩa đệm trong cột sống bị tổn thương, chúng cần được cung cấp máu và các yếu tố tăng trưởng cần thiết để hồi phục. Lúc này, việc tiêm tế bào gốc trưởng thành vào các đĩa đệm bị tổn thương có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa mô tại đây.
Tế bào gốc được chứng minh có khả năng chữa trị thoái hóa cột sốngTrong Hội nghị khoa học thường niên của Hội Điện quang can thiệp, tiến sĩ Douglas Beall – trưởng khoa X quang tại Viện Y tế Oklahoma cho biết nhóm của ông đã thử nghiệm lấy tế bào gốc từ đĩa đệm cột sống của người hiến tiêm vào đĩa đệm bị tổn thương của bệnh nhân. Kết quả thu được cho thấy, 60% bệnh nhân cho biết tình trạng của họ được cải thiện hơn 50%. Kết quả nghiên cứu này mang lại hiệu quả tích cực, giúp cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân và giảm việc họ phải chịu những cơn đau vì không phải sử dụng biện pháp điều trị xâm lấn. Đây là một tín hiệu đầy hứa hẹn trong việc điều trị thoái hóa cột sống bằng tế bào gốc.
Có thể thấy, tế bào gốc đã mở ra những hy vọng mới trong việc điều trị thoái hóa cột sống – bệnh lý phổ biến gây ra nhiều hệ quả đối với các bệnh nhân. Trong tương lai, những ứng dụng của công nghệ hiện đại này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bước tiến vượt trội không chỉ cho căn bệnh này nói riêng mà còn cho cả nền y học. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn miễn phí dịch vụ tế bào gốc thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây.