Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Trẻ sơ sinh cần sắt để hình thành hồng cầu mới, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và phát triển não bộ. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra tình trạng thừa sắt ở trẻ sơ sinh, gây ra những vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh và cách xử lý chúng.

Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu sắt?

hình ảnh

Dư sắt gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe trẻ sơ sinh. Để nhận biết trẻ có dư sắt hay không, cha mẹ nên hiểu rõ về nhu cầu sắt của trẻ hàng ngày như sau:

- Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ 1 phần: Từ 4 tháng tuổi cho tới khi trẻ ăn dặm, mỗi ngày cần 1mg/kg trọng lượng cơ thể.

- Trẻ bú sữa công thức: Sữa công thức có chứa nhiều loại khoáng chất cần thiết, bao gồm cả vi chất sắt. Trẻ bú sữa công thức hoàn toàn, mẹ không cần bổ sung sắt.

- Trẻ 7 - 12 tháng tuổi: Cung cấp 11mg sắt/ngày.

- Trẻ sinh non: cung cấp 2mg sắt/kg/ngày, không quá 15mg sắt/ngày.

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bổ sung sắt trong bao lâu?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh dư sắt

Thừa sắt, hay còn được gọi là tình trạng nồng độ sắt quá cao trong cơ thể, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Có một số dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh mà bạn có thể lưu ý:

Dấu hiệu thừa sắt sớm

hình ảnh
  • Cơ thể mệt mỏi, thể trạng yếu, cơ thể suy nhược.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc do quá trình hấp thu dinh dưỡng bị rối loạn.
  • Da của trẻ có màu đồng hoặc đậm màu, nguyên nhân do hàm lượng sắt dư thừa tích tụ lại dưới da.
  • Thường xuyên bị đau bụng không rõ nguyên nhân, táo bón, đầy hơi. Đây là dấu hiệu thừa sắt khá phổ biến.
  • Bị đau khớp, viêm khớp do tích tụ sắt dài ngày.
  • Dễ mắc các bệnh lý do mất cân bằng dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Thường xuyên căng thẳng và sợ hãi, có xu hướng chống đối vì gặp phải các vấn đề về thần kinh.

Dấu hiệu thừa sắt muộn

  • Trẻ bị tiểu đường.
  • Trẻ bị suy tim

Điều trị thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ có dấu hiệu thừa sắt, cha mẹ cần cần đưa trẻ tới viện để kiểm tra trong thời gian sớm nhất. Dưới đây là một số biện pháp xử lý và điều trị khi trẻ thừa sắt:

1. Đánh giá sức khỏe của trẻ: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ, bao gồm các triệu chứng có thể xuất hiện do thừa sắt, như mệt mỏi, khó thở, hoặc tụt huyết áp.

hình ảnh

2. Truyền thải sắt - lấy máu: Các bác sĩ lấy máu trẻ từ 1 - 2 lần, tần suất truyền thải sắt sẽ giảm dần và ngưng hẳn khi hàm lượng sắt trong cơ thể trẻ trở lại trạng thái bình thường. Lưu ý, sau mỗi lần lấy máu, cha mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước.

3. Sử dụng thuốc: Trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm do thừa sắt.

4. Mở tĩnh mạch: Trường hợp trẻ sơ sinh thừa sắt ở giai đoạn muộn, trẻ có các biểu hiện bị tiểu đường, suy tin, suy gan... thủ thuật này sẽ được bác sĩ áp dụng.

5. Uống thuốc nhuận tràng cường độ mạnh: Khi trẻ sơ sinh có thể thở và sinh hoạt bình thường, bác sĩ chỉ định áp dụng biện pháp này.

6. Đào thải sắt qua tĩnh mạch: Phương pháp này để đào thải sắt qua đường nước tiểu, trẻ được tiêm các loại thuốc chứa deferoxamine mesylate. Thông thường, thời gian điều trị sẽ không quá 24 giờ.

Xem thêm chi tiết: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ 4 - 5 - 6 tháng tuổi

Biện pháp phòng ngừa thừa sắt ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa thừa sắt ở trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy tìm hiểu về biện pháp phòng ngừa tình trạng này.

Chỉ bổ sung sắt khi bé thiếu sắt: Thông thường với bé dưới 3 tháng tuổi sinh đủ tháng và có cân nặng đạt chuẩn, cha mẹ không cần bổ sung sắt cho bé. Để biết bé có thiếu sắt hay không, cha mẹ đưa trẻ tới bệnh viện để xét nghiệm. Trường hợp bé xanh xao, còi cọc, chỉ số đường huyết quá thấp mới cần bổ sung thêm sắt.

Bổ sung sắt cho bé đúng liều lượng: Tùy thuộc độ tuổi, thể trạng, nhu cầu sắt của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Cha mẹ có thể bổ sung sắt cho bé thông qua nhiều nguồn khác nhau như thực phẩm giàu sắt hoặc viên uống chức năng.

hình ảnh

Đa dạng trong phương pháp bổ sung sắt: Nhiều cha mẹ thường có quan điểm chỉ cần bổ sung sắt cho trẻ thông qua viên uống. Tuy nhiên, hàm lượng sắt mà trẻ cần sẽ thông qua các đường mà trẻ hấp thụ vào cơ thể. Mẹ chỉ cần tính lượng sắt trong viên uống mà vô tình bỏ qua hàm lượng sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này sẽ tăng nguy cơ trẻ bị thừa sắt.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung sắt cho bé, để hạn chế nguy cơ thừa sắt.

Nguồn: Fogyma.vn