Cười hở lợi mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên xét về mặt thẩm mỹ thì khiến người gặp phải tự ti, e ngại khi giao tiếp; từ đó chất lượng cuộc sống, công việc và các mối quan hệ cũng sẽ bị suy giảm theo. Vậy cười hở lợi là gì? Nguyên nhân cười hở lợi? Cười hở lợi phải làm sao?
Cười hở lợi là gì?
Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, cười hở lợi thực chất là tình trạng mà khi cười sẽ bị lộ phần nướu ở hàm trên quá nhiều so với mức bình thường. Đa số những người có nụ cười hở lợi đều rất e ngại; tự ti và không dám cười thoải mái khi giao tiếp với người xung quanh.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đây không phải là biểu hiện của 1 bệnh lý; mà chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nụ cười, khuôn mặt của người gặp phải. Nụ cười được đánh giá là không hở lợi đó là khi cười tối đa thì nướu bị lộ không quá 2mm.
Các mức độ cười hở lợi
Dưới đây là 4 mức độ cười hở lợi phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
– Cười hở lợi ở mức độ nhẹ: Đây là trường hợp khi cười thì sẽ để lộ nhiều hơn 3mm mô nướu; so với chiều dài của răng thì ít hơn 25%;
– Nụ cười hở lợi ở mức độ trung bình: Là khoảng cách chân răng tới viền môi >4mm và dưới 7mm; khi cười làm lộ nướu đến 25%, so với chiều dài của răng thì ít hơn 50%;
– Cười hở lợi ở mức độ nặng: Tình trạng này cho thấy khi cười sẽ làm lộ nướu nhiều hơn 59%, so với chiều dài răng nhỏ hơn 100%;
– Mức độ cười hở lợi rất nặng (nghiêm trọng): Đây là mức độ nặng nhất, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Đặc điểm là lộ toàn bộ mô nướu và nhiều hơn tới 100% so với chiều dài răng.
Nguyên nhân cười hở lợi là gì?
Cười hở lợi hay nụ cười hở lợi có nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau:
– Cười hở lợi do xương hàm trên phát triển quá mức: Tình trạng này sẽ dẫn tới biểu hiện răng bị hô về phía trước kèm theo đó là nụ cười hở lợi, mặt thô, kém thẩm mỹ.
– Cường cơ nâng môi trên: Do cơ nâng môi hoặc cơ vòng môi không được phát triển hoàn thiện; điều này dẫn tới việc mỗi khi cười thì cơ nâng môi bị di chuyển lên quá cao gây hở lợi.
– Cấu trúc môi trên quá ngắn: Đây cũng là nguyên nhân thường gặp; theo đó người có đặc điểm không thể khép được kín môi khi miệng không hoạt động và sẽ làm lộ phần lợi mỗi khi cười.
Một số cách khắc phục nụ cười hở lợi phổ biến
– Trường hợp cười hở lợi nguyên nhân do môi trên ngắn: Lúc này, Bác sĩ có thể sẽ thực hiện phẫu thuật để giúp kéo dài môi trên.
– Trường hợp nếu cười hở lợi là do chiều dài thân răng ngắn: Cách khắc phục phổ biến nhất đó là phẫu thuật để giúp cải thiện độ dài của thân răng bằng cách di chuyển nướu gần về chân răng hoặc cắt nướu. Ngoài ra, nếu cần thiết thì Bác sĩ có thể điều chỉnh lại ổ răng hàm trên để đạt hiệu quả cao.
– Cười hở lợi xuất phát từ nguyên nhân do xương ổ răng quá dày hoặc tình trạng quá phát xương hàm trên: Trường hợp này được đánh giá là phức tạp nhất trong số các nguyên nhân gây hở lợi khi cười. Lúc này Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp giảm hô bằng cách kéo lui răng hàm trên; sau khi chỉnh nha thì có khả năng phải cắt thêm nướu để đạt hiệu quả như mong muốn.
– Trường hợp nguyên nhân cười hở lợi là do cường cơ nâng môi trên: Lúc này giải pháp điều trị có thể là tiêm botulinum toxin. Đây là chất được dùng trong thẩm mỹ nhằm giúp cơ nâng môi trên yếu đi; hoặc thay đổi vị trí của cơ này bằng thủ thuật cắt và định vị lại.