Chu kỳ kinh nguyệt chính là đã tạo nên sự khác biệt của phụ nữ so với đàn ông, và điều đó cũng đã mang đến cho chị em một khả năng tuyệt vời nhất nhất trên Trái Đất này, chính là khả năng sinh sản. Đáng buồn thay, trước khi có được “quả ngọt” về đường con cái, các chị em đã phải gặp nhiều vấn đề kinh khủng vào mỗi tháng như : như đau bụng dài ngày, toàn thân mệt mỏi, tâm lý căng thẳng …



Đặc biệt, chị em nào có chu kỳ hành kinh ngắn sẽ cảm thấy vô cùng tồi tệ, cứ như bị thần chết gọi tên! Đừng bỏ qua, cũng đừng ráng chịu đựng và nếu thấy trường hợp này kéo dài không dứt, chị em cần phải đi khám liền, vì đây là dấu hiệu cảnh báo buồng trứng đang gặp nguy hiểm.


webtretho


Ảnh minh họa


1. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt ngắn?



Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian lặp lại từ đợt hành kinh của tháng này đến đợt hành kinh của tháng tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là ổn định đối với phụ nữ Việt Nam thường giao động từ 28-30 ngày. Chu kỳ dài nhất là 35 ngày và ngắn nhất là 21 ngày. Máu chảy trong 3-5 ngày. Số lượng máu bị mất đi trong kỳ kinh khoảng 60 – 80 ml.



Căn cứ cách hiểu chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì chu kỳ kinh nguyệt ngắn nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt có độ dài dưới ngưỡng trung bình, và nếu ngắn hơn 21 ngày nghĩa là cơ thể đã bất bình thường.



webtretho


Ảnh minh họa




2. Vì sao lại có chu kỳ kinh nguyệt ngắn?



Mỗi người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Tuy nhiên, chị em nào thấy mình có chu kỳ kinh nguyệt ngắn thì cần xem xét một số nguyên nhân sau:



Độ tuổi hành kinh: Tuổi tác có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Với bạn gái ở tuổi mới lớn, các nang trứng sinh trưởng quá nhanh khiến chu kỳ kinh bị ngắn lại, không đều và chưa ổn định. Đến tuổi trưởng thành, kinh nguyệt của chị em sẽ ổn định và đều đặn hơn do các tuyến nội tiết đã hoàn thiện. Lúc này nếu hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt ngắn diễn ra thường xuyên thì cần đi khám phụ khoa sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.



Do di truyền: Nhiều chị em thừa hưởng đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt giống với mẹ đẻ của mình như thời điểm có kinh lần đầu tiên, vòng kinh, lượng máu kinh, thời gian diễn ra hành kinh, có bị hội chứng tiền kinh nguyệt hay không. Do vậy, nếu người mẹ có đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt ngắn thì nhiều khả năng con gái cũng có đặc điểm này.



webtretho


Ảnh minh họa




Yếu tố tâm lý: Nhiều thống kê cho thấy, những người phụ nữ thường xuyên bị stress, mắc các bệnh về thần kinh hoặc rối loạn tâm lý thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt dẫn tới tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn.



Thay đổi hormone nội tiết: Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể của chị em bị rối loạn, gây mất cân bằng tuyến nội tiết như: dùng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao, dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính, béo phì, luyện tập hoặc làm việc quá sức…



Vòng tránh thai: Đôi khi hiện tượng kinh ngắn là do cơ thể của phụ nữ phản ứng lại với việc đặt vòng tránh thai (thường xảy ra khi mới đặt vòng) hoặc do vòng đã đặt quá lâu (trên 10 năm).



3. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có nguy hiểm không?



Trước hết, kinh nguyệt quá ngắn sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu và mệt mỏi liên tục, khiến chị em không thể chủ động trong mọi công việc, cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, do tuyến nội tiết bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến lên các hormone sinh dục, từ đó đời sống tình dục bị suy giảm như giảm ham muốn, âm đạo khô…



Kinh nguyệt quá ngắn còn gây xáo trộn chức năng buồng trứng, nang trứng chín và rụng liên tục, từ đó làm giảm khả năng thụ thai, nếu không phát hiện sớm để điều trị, có thể dẫn tới vô sinh.



Kinh nguyệt đến sớm trong nhiều trường hợp cũng là dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang tử cung, viêm phần phụ, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư buồng trứng… hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Thông thường, nó sẽ kèm theo hiện tượng đau bụng kinh dữ dội, máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, thể dạng kinh nguyệt khác thường.


webtretho


Ảnh minh họa




4. Phụ nữ phải làm gì khi có chu kỳ kinh nguyệt ngắn?



Người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ổn định là điều kiện cần thiết để có một sức khỏe sinh sản khỏe mạnh. Các chuyên gia cho biết, việc chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn là dấu hiệu của việc rối loạn kinh nguyệt, nên để điều trị triệt để, các chị em cần nắm rõ nguyên nhân.



Nếu kinh nguyệt đến sớm do các nguyên nhân không thuộc về bệnh lý gây ra (như tâm lý, sinh hoạt, thuốc men…) thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không quá lớn, chị em chỉ cần lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống, cân bằng tâm lý để kinh nguyệt sớm đều đặn trở lại.



webtretho


Ảnh minh họa




Nếu chu kỳ kinh quá ngắn cứ kéo dài liên tục, hoặc có kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm (như đau bụng kinh, máu ra quá nhiều…) thì chị em cần gặp bác sĩ ngay.



Cũng xin lưu ý là các chị em phụ nữ nên duy trì thói quen khám sức khỏe phụ khoa định kỳ - 6 tháng 1 lần. Với sự phát triển của y học hiện đại nói chung cũng như của ngành sản phụ khoa nói riêng, chị em sẽ sớm hồi phục sức khỏe mà không ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của mình. Bên cạnh đó, chị em cần học cách điều chỉnh giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi hàng ngày: như tập luyện thể thao, ăn uống điều độ, ổn định cân nặng, có lối sống lành mạnh.



Có thể bạn quan tâm:


https://www.webtretho.com/forum/f3704/chu-ky-kinh-nguyet-cua-phu-nu-va-cach-tinh-ngay-rung-trung-1823386/


https://www.webtretho.com/forum/f3704/nhung-dieu-chua-biet-ve-chu-ky-kinh-nguyet-va-kha-nang-thu-thai-2052143/


https://www.webtretho.com/forum/f113/lam-sao-de-biet-chu-ky-kinh-nguyet-cua-ban-co-binh-thuong-hay-khong-2079303/