Một số chị em có kinh thời gian dài, không chỉ bất tiện sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nặng nề sức khỏe, tinh thần.
Trường hợp có kinh thời gian dài khiến không ít chị em lo lắng cơ thể có bị gì không? Có ảnh hưởng tới việc sinh con hay không? Chu kỳ kéo dài 10 ngày chưa hết có đáng ngại không? Đôi khi vì ngại mà chị em giấu kín, không dám hỏi ai. Những chia sẻ dưới đây vừa hay sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc, lo lắng bấy lâu nay.
Có kinh thời gian dài là bị làm sao?
1. Thế nào là có kinh thời gian dài?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày, có trường hợp sẽ đến 7 ngày, mất khoảng 50 – 80 ml máu. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt thường không vượt quá 1 tuần.
Chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu ra nhiều, mất hơn 80 ml thì được xem là có kinh thời gian dài. Hay dân gian còn gọi là rong kinh, ý chỉ chu kỳ hành kinh kéo dài hơn bình thường.
Chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu ra nhiều, mất hơn 80 ml thì được xem là có kinh thời gian dài
Nếu không thấy quá đau đớn hoặc ra huyết quá nhiều, chỉ bị bất thường 1, 2 tháng thì không cần lo ngại. Nhưng nếu 3 chu kỳ liên tiếp đều bị hành kinh kéo dài, đặc biệt là hơn 10 ngày, số lượng máu có vấn đề thì nên đi khám ngay.
Đây có thể là dấu hiệu bệnh phụ khoa, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn máu, tuyến giáp, bệnh tử cung nguy hiểm.
2. Có kinh nguyệt từ 10 ngày trở lên có sao không?
Quá 7 ngày hành kinh đã được xem là kinh nguyệt kéo dài bất thường. Trường hợp có kinh nguyệt từ 10 ngày trở lên thì nên đi khám ngay. Việc có kinh kéo dài không chỉ khiến sinh hoạt bất tiện mà còn có thể dẫn đến các biến chứng:
- Thiếu máu
Có kinh thời gian dài hay còn gọi là rong kinh có thể gây thiếu máu, mất máu. Nguyên nhân là do lượng máu chảy ra nhiều hơn so với chu kỳ bình thường. Lúc này cơ thể cần lấy sắt, lấy máu để bù vào lượng bị mất dẫn đến dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt.
Dấu hiệu cơ thể thiếu máu, thiếu sắt gồm da tái nhợt, yếu người, mệt mỏi. Trường hợp nặng thì ăn uống cũng không bù kịp lượng sắt và máu bị thiếu. Có thể gây choáng váng, ngất xỉu, cần đi gặp bác sĩ gấp.
- Đau dữ dội
Có kinh thời gian dài không chỉ khiến thiếu máu vì chảy máu kinh nguyệt nặng mà còn có thể gây ra đau bụng kinh. Đi kèm còn có chuột rút nghiêm trọng khiến phụ nữ kiệt sức. Trường hợp đau đớn nghiêm trọng thì cần đến bệnh viện.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao kinh nguyệt không đều, 13 nguyên nhân khiến chu kỳ rối loạn
Nguyên nhân có kinh thời gian dài không hết
1. Vòng tránh thai
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây có kinh thời gian dài là do đặt vòng tránh thai. Dù là loại vòng có hormone hay không có thì đều có tác dụng phụ đối với kinh nguyệt.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây có kinh thời gian dài là do đặt vòng tránh thai
Với vòng không chứa hormone, tác dụng phụ là gây kinh nguyệt kéo dài. Vòng không chứa hormone thì khiến kinh ngắn thậm chí tắc kinh. Thường 3 tháng đầu sau khi đặt vòng sẽ gây rối loạn kinh nguyệt. Hoặc vòng đặt lệch cũng gây xuất huyết âm đạo.
2. Sảy thai
Nhiều chị em có thai mà không hay biết, đến khi bị sảy, xuất huyết nhiều, kéo dài lại cứ tưởng bị rong kinh. Dấu hiệu sảy thai phổ biến là kinh nguyệt kéo dài và chảy nhiều máu. Sau sảy thai từ 1, 2 chu kỳ thì ngày hành kinh mới ổn định trở lại.
3. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp có chức năng kiểm soát hormone quan trọng của cơ thể bao gồm điều hòa kinh nguyệt. Nếu nồng độ hormone tuyến giáp giảm sẽ khiến có kinh thời gian dài, đi kèm chảy nhiều máu bất thường.
4. Tử cung tổn thương
Khi tử cung tổn thương sẽ dẫn đến xuất huyết âm đạo, thường bị lầm là rong kinh kéo dài. Một số vấn đề tử cung có thể khiến hành kinh kéo dài là u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
5. Mãn kinh
Do cơ thể giảm nồng độ hormone ở giai đoạn tiền mãn kinh nên sẽ gây ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt
Do cơ thể giảm nồng độ hormone ở giai đoạn tiền mãn kinh nên sẽ gây ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Một trong số đó là kinh nguyệt kéo dài hơn, chu kỳ thất thường, tinh thần dễ cáu gắt khó chịu, mất ngủ.
6. Những nguyên nhân khác
Bên cạnh những lý do được liệt kê ở trên khiến kinh nguyệt kéo dài, còn có một số lý do khác như:
- Uống thuốc tránh thai bị tác dụng phụ, tác động tới nồng độ hormone cơ thể, có thể gây ra tình trạng có kinh thời gian dài.
- Mang thai cũng có thể gây kinh nguyệt thất thường ở thời gian đầu, biểu hiện là chảy máu kéo dài.
- Rối loạn máu cũng khiến có kinh thời gian dài, khá nguy hiểm vì có thể nó là dấu hiệu của rối loạn đông máu, nhẹ hơn có thể là thiếu vitamin và khoáng chất.
Làm gì khi có kinh thời gian quá dài?
1. Bổ sung sắt, nội tiết tố
Có kinh thời gian dài, cơ thể cần rất nhiều sắt để phòng ngừa bệnh thiếu máu. Phụ nữ rong kinh nên để ý bổ sung sắt hoặc chất giúp thúc đẩy cân bằng nội tiết tố như estrogen, phytoestrogen.
2. Ăn uống đủ dinh dưỡng
Nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh, thịt, hạt, trứng
Một khi có kinh thời gian dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu. Lúc này cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung đủ chất cho cơ thể. Nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh, thịt, hạt, trứng.
3. Đi khám bác sĩ
Cách hiệu quả nhất để trị chứng có kinh thời gian dài là đi khám bác sĩ, tìm ra nguyên nhân và uống đúng loại thuốc. Tuyệt đối không tự ý trị rong kinh tại nhà theo phương thuốc chưa xác thực, tránh nguy hại sức khỏe.
4. Phẫu thuật
Trường hợp có kinh thời gian dài do những tổn thương tử cung, u xơ thì cần thực hiện phẫu thuật khi bác sĩ có yêu cầu.
Việc có kinh thời gian dài không dứt không chỉ khiến phụ nữ mất tự tin mà còn ảnh hưởng việc sinh con, sức khỏe. Do đó, đừng vì e ngại mà giấu kín, nếu mắc phải thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Xem thêm bài nguồn tại:
https://www.healthline.com/health/womens-health/long-periods
https://www.verywellhealth.com/how-long-does-a-period-last-how-many-days-each-month-2721931
Xem thêm bài viết liên quan:
Cách chữa kinh nguyệt không đều sau sinh an toàn, không hại con
Điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà thế nào cho hiệu quả?