Chị em đừng vội mừng khi thấy kinh nguyệt ít lại, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh kinh hoàng ở phụ nữ
Mặc dù chưa đến tuổi mãn kinh nhưng dạo gần đây chị Hà nhận thấy “lượng máu mỗi tháng” của mình đang ít hơn bình thường. Thay vì lo lắng thì chị Hà lại cảm thấy rất hoan hỉ, vì nỗi sợ bị dính ra quần áo như trước kia đã không còn nữa! Chị nói cười nhiều hơn, tích cực đi du lịch hơn và chị cảm thấy cơ thể của mình đang hiểu mình hơn bao giờ hết!
Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”! Sau một lần đau bụng dữ hội, chị đi khám thì phát hiện mình bị u xơ tử cung. Qua sự tư vấn và giải thích của bác sĩ, chị mới biết rằng kinh nguyệt ít cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật. Chị đau đớn bàng hoàng vì hóa ra bấy lâu nay mình đang vui mừng trên chính nỗi đau của cơ thể! Chị Hà cũng cảm thấy tiếc nuối vì không đi khám sớm hơn.
Chị em nào cũng đang có biểu hiện kinh nguyệt ít như chị Hà thì đừng chủ quan mà bỏ qua nhé!
Hình ảnh minh họa
1. Thế nào là kinh nguyệt ra ít?
Kinh nguyệt ra ít là hiện tượng kinh nguyệt thay đổi đột ngột, lượng kinh nguyệt bỗng ít đi và ngày càng giảm nhiều so với những tháng trước đó trong một chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, vòng tròn một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày, bắt đầu tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh. Thời gian hành kinh ít nhất là 3 ngày và tối đa khoảng 7 ngày.
Lượng máu mất đi được đánh giá tiêu chuẩn của một kỳ hành kinh là 60 – 80ml. Tuy nhiên, nếu ai gặp tình trạng kinh nguyệt ít thì lượng máu này sẽ giảm đi một nửa hoặc thậm chí một phần ba, nghĩa là chỉ từ 20ml – 30ml mà thôi.
Hình ảnh minh họa
Việc xác định lượng kinh nguyệt thường rất khó. Vì vậy, để đánh giá kinh nguyệt mình có ít hay không, hãy dựa vào số ngày hành kinh. Nếu chị em chỉ có 2 ngày “đèn đỏ” thì chứng tỏ lượng máu mất đi sẽ rất ít.
Ngoài ra, chị em còn có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi qua số lượng băng vệ sinh mà mình dùng theo tháng. Nếu theo đúng một chu kỳ, số lượng băng vệ sinh mà chị em dùng mỗi lúc một ít đi thì có thể đó là biểu hiện kinh nguyệt ra ít, khi đó, chị em cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay.
2. Lượng máu kinh quá ít – hãy cẩn thận với các bệnh nguy hiểm!
Khi lượng máu kinh quá ít, có thể chị em đang gặp các vấn đề sau đây:
Căng thẳng quá mức: Những căng thẳng, áp lực quá mức trong đời sống hàng ngày cũng có thể khiến hormone của chị em bị rối loạn. Ngoài ra, tập thể dục nhiều hơn mức bình thường cũng làm ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt của chị em. Lý do là vì việc này khiến cơ thể chị em bị căng thẳng về mặt thể chất.
Hẹp tử cung: Đây là một vấn đề hiếm gặp nhưng cũng không phải là không thể! Theo bác sĩ Janet Choi, giám đốc y khoa ở New York cho biết: “Khi cổ tử cung bị thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn thì có nghĩa là máu kinh nguyệt bị mắc kẹt trong tử cung hoặc chỉ có thể chảy ra từ từ. Nếu kinh nguyệt của chị em ra ít, kèm theo triệu chứng chuột rút chân thì hãy đi gặp bác sĩ để trao đổi vấn đề ngay lập tức.
Hình ảnh minh họa
Sẹo ở tử cung: Hầu hết phụ nữ đã trải qua phương pháp nạo phá thai đều hồi có thể phục mà không có bất kì biến chứng nào nhưng đôi khi ở một vài trường hợp cá biệt thì phương pháp nạo phá thai sẽ để lại sẹo nghiêm trọng làm cho thành tử cung dính vào nhau, gây ra hội chứng Asherman. Nếu kinh nguyệt ra ít đáng kể so với thời gian trước khi tiến hành phẫu thuật thì chị em không được chủ quan nhé!
Bệnh phụ khoa: Hiện tượng kinh nguyệt ra ít có thể xuất phát từ nguyên nhân màng trong tử cung của chị em bị bong ra một cách bất thường (có thể là do màng tử cung không được sản sinh ra nên không có nhiều để bong hay bong không đúng chu kỳ), hoặc do chị đang mang trên mình những bệnh phụ khoa ở tử cung như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung... gây nên.
Hình ảnh minh họa
Kinh nguyệt ra ít cũng có thể là do chị em không chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong thời gian có kinh nguyệt, bị lạnh hoặc nóng quá...
3. Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng tiêu cực gì không?
Có chứ! Kinh nguyệt xuất hiện là dấu mốc quan trọng của cuộc đời người con gái vì nó chứng tỏ chị em đã bước vào độ tuổi dậy thì, đã có khả năng mang thai và sinh sản. Tuy nhiên, kinh nguyệt ít sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể của chúng ta, cụ thể:
Dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản của chị em không đảm bảo, đang gặp vấn đề, nguy cơ mắc bệnh dính cổ tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ, u buồng trứng… khá cao, tăng nguy cơ bị sẩy hoặc sinh con non.
Ngăn cản quá trình thụ thai, ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai và làm mẹ.
Dấu hiệu của các bệnh lý khác như tiểu đường, thiếu máu, rối loạn nội tiết, bệnh gan… gây tác động đến sức khỏe.
Kinh nguyệt ra ít sẽ làm chị em càng thêm stress, não bộ căng thẳng, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi và sinh tâm lý tự ti trước những người xung quanh.
Làm giảm khoái cảm và những ham muốn tình dục ở nữ giới.
Hình ảnh minh họa
4. Làm thế nào để có kinh nguyệt ổn định?
Kinh nguyệt ra ít nếu để lâu sẽ có thể khiến chị em mất đi khả năng sinh sản. Do đó, khi chưa xảy ra tình trạng này, chị em cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Muốn kinh nguyệt được điều hòa và ổn định, chị em cần chú ý:
Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Cho dù công việc, học tập có bận rộn tới đâu thì chị em cũng nên dành thời gian cho chính bản thân mình. Đặc biệt là phải quan tâm đến giấc ngủ, làm sao đảm bảo đủ giấc để giúp cho cơ thể minh mẫn, cuộc sống lành mạnh hơn.
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết: Chị em chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của mình. Cần có chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường chất đạm và vitamin, sắt… để bồ bổ máu. Ngoài ra, chị em hãy hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn quá mặn, tránh dùng chất kích thích.
Hình thành lối sống thoải mái, khỏe mạnh: Chị em hãy tạo một cuộc sống vui vẻ, để đầu óc luôn được thoải mái, tự do chứ không nên căng thẳng, ủ rủ và nóng tính, giận hờn. Đồng thời, chị em nên tập thể dục, vận động thường xuyên, đều đặn để máu huyết được lưu thông.
Hình ảnh minh họa
Sống sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên: Là phụ nữ, chị em nên vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Đừng thấy kinh nguyệt ra quá ít mà không thay băng vệ sinh. Chị em nên thay sau 3 – 4 giờ một lần để vi khuẩn, nấm ngứa không phát triển.
Nếu khi đã áp dụng các phương pháp trên đây mà hiện tượng kinh nguyệt ra ít vẫn không khắc phục, chị em nên tìm đến bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra phát đồ điều trị nếu bạn đang thực sự gặp vấn đề. Tránh trường hợp thấy kinh nguyệt ra ít và tự mua thuốc để uống, vì sẽ dễ dẫn đến việc điều trị không đúng bệnh, làm tình trạng ngày càng nặng thêm.
Xem thêm video: Kinh nguyệt và 6 dấu hiệu bệnh nguy hiểm cần nhận biếthttp://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/10/nkC2VbwHdG-480x360.jpg