Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại nấm. Ở Việt Nam có rất nhiều loại bệnh do nấm gây nên. Nấm gây các bệnh ở da, tóc, móng hay niêm mạc được gọi là bệnh nấm nông. Và nấm tóc chủ yếu là do hai loại nấm sợi là Trichophyton và Microsporum gây nên. Nấm tóc có nhiều loại khác nhau và có tỉ lệ nhiễm khác nhau tùy từng vùng. Đối với những người lao động vất vả, đầu tóc họ thường bết dính, nhiều bụi bặm và mồ hôi nhưng lại ít tắm gội do vậy họ sẽ có nguy cơ bị nấm tóc cao hơn những người làm việc trong môi trường mát mẻ. Những người thường tiếp xúc với gia súc và vật nuôi cũng có nguy cơ bị nấm tóc cao hơn những người thường.
Bệnh nấm tóc nếu không đuợc điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể lây lan sang những người xung quanh.
Phòng bệnh nấm tóc
Không gội quá nhiều, không dùng nước gội có độ tẩy gầu cao, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu. Luôn giữ tóc khô, sạch. Nên xả nhiều nước sau khi gội đầu, làm khô tóc sau khi gội hay đi ngoài trời mưa. Không đội mũ quá chật và ủ quá lâu, sẽ làm cho tóc ẩm, dễ bị bệnh.. Tránh gội đầu quá nhiều và dùng chung khăn, lược, mũ với người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm tóc.
Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở thầy thuốc chuyên khoa Da liễu. Việc tự ý bôi thuốc không những không có tác dụng mà còn làm bệnh trở nên nặng thêm.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi.
Nấm tóc là bệnh lây, nên cần lưu ý để phòng tránh và có cách trị nấm da đầu hợp lý tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.