Dấu hiệu trĩ ngoại dễ thấy hơn các loại trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, trĩ ngoại dễ bị nhầm lẫn với trĩ nội có sa búi trĩ. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân cần nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trĩ ngoại để có phương án xử lý phù hợp.
1. Nguyên nhân nào dẫn tới trĩ ngoại?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại khá đa dạng. Vậy nên trĩ ngoại có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, giới tính, phổ biến nhất là người từ 18 - 60 tuổi. Trong đó, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.
Theo các chuyên gia y tế, một số yếu tố góp phần gây ra bệnh trĩ ngoại có thể kể đến như:
Thói quen sinh hoạt không tốt
Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động làm tăng áp lực ổ bụng khiến hệ tĩnh mạch khu vực xung quanh trực tràng bị giãn và sưng tấy. Búi trĩ bắt đầu được hình thành và gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện thậm chí cả khi ngồi.
Những thói quen như ngồi trên bồn cầu quá lâu, không tập trung khi đi đại tiện như đọc báo, xem điện thoại, rặn quá mạnh khi đại tiện,…v.v. cũng là nguyên nhân khiến hệ tĩnh mạch hậu môn bị giãn phồng hết cỡ, gây ra trĩ ngoại.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Ăn nhiều đạm, ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít rau xanh, chất xơ và uống ít nước sẽ làm tăng khả năng bị táo bón, tiêu chảy, bào mòn thành hậu môn và hình thành búi trĩ, từ đó tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại.
Sử dụng nhiều đồ uống có cồn khiến cơ thể dễ mất nước, nóng trong, làm rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ bị táo bón…v.v. lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra, hình thành búi trĩ ngoại.
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
Áp lực ổ bụng ở phụ nữ mang thai thường rất lớn, khiến cho hệ tĩnh mạch hậu môn thường xuyên bị căng phồng do áp lực của ổ bụng.
Thêm vào đó, quá trình rặn đẻ khi sinh thường cũng làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng đặc biệt là vùng tiểu khung, khiến cho búi trĩ dễ bị sa ra ngoài.
Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với các đối tượng khác.
mang thai hoặc sau sinh chị em rất dễ bị trĩ
Do tuổi tác
Tuổi càng cao chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột sẽ ngày càng yếu gây rối loạn đại tiện, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng cũng bị suy giảm khiến hệ thống tĩnh mạch hậu môn, trực tràng bị suy yếu dẫn đến bệnh trĩ ngoại.
Nguyên nhân trĩ ngoại do bệnh lý
Do mắc một số bệnh như: viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim…v.v. Điều này tác động làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn - trực tràng, đặc biệt là trong lòng ống hậu môn khiến người bệnh dễ bị trĩ ngoại.
Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh có nhiều cơn đau quặn bụng, mót đại tiện thường xuyên hơn, rặn đại tiện nhiều hơn, làm tăng nguy cơ giãn nở tĩnh mạch đồng thời cũng tăng nguy cơ gây bệnh trĩ ngoại.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị trĩ ngoại như: Tình trạng béo phì, “làm chuyện ấy” bằng đường hậu môn, tâm lý thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi…v.v.
2. Cách nhận biết dấu hiệu trĩ ngoại sớm nhất
Khác với bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ khác nhau, đối với bệnh trĩ ngoại thường các bác sĩ chia theo giai đoạn bệnh, bao gồm:
Dấu hiệu trĩ ngoại giai đoạn đầu
Một trong những dấu hiệu trĩ ngoại giai đoạn đầu dễ dàng nhận thấy nhất đó là xuất hiện một khối thịt thừa bên rìa hậu môn hay còn gọi là búi trĩ. Búi trĩ không gây đau hay chảy máu, đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy hơi cộm, ngứa ở hậu môn.
Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát và dễ điều trị nhất. Nếu được chữa trị phù hợp từ giai đoạn này, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn một cách nhẹ nhàng.
người bị bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu sẽ thấy hậu môn cộm và ngứa
Dấu hiệu trĩ ngoại giai đoạn 2
Búi trĩ lòi ra ngoài, lớn hơn búi trĩ ở giai đoạn đầu và kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo do bị lồi ra khỏi hậu môn. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, chảy máu khi đại tiện, nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm ở khu vực hậu môn.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn này bệnh nhân có thể phải đối diện nguy cơ gặp biến chứng sa nghẹt, hoại tử, rất đau đớn và mất nhiều thời gian để phục hồi.
Dấu hiệu trĩ ngoại giai đoạn 3
Búi trĩ phát triển to, làm nghẹt, tắc hậu môn. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn và chảy máu đỏ tươi khi đại tiện. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh còn có thể bị thiếu máu và nứt kẽ hậu môn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy ở khu vực hậu môn do tình trạng rỉ dịch, có mùi hôi khó chịu, nếu không vệ sinh đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, rất nguy hiểm.
Dấu hiệu trĩ ngoại giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối cùng và là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Kích thước búi trĩ tăng lên, sưng to, viêm nhiễm gây ngứa ngáy, lở loét.
Khi bệnh trĩ ngoại tiến triển tới giai đoạn 4 mà không được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đớn và khó chịu. Cơn đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh đứng, ngồi lâu hoặc khi đi lại do cọ xát với trang phục.
Cùng với đó, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện cũng trở nên nghiêm trọng hơn, máu có thể bắn thành tia hoặc liên tục nhỏ giọt.
Biến chứng của bệnh trĩ ngoại
Nếu bệnh trĩ ngoại không được điều trị kịp thời, đúng cách, tình trạng trĩ nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh như:
+ Thiếu máu: Một trong những vấn đề thường gặp nhất của bệnh trĩ nói chung là chảy máu hậu môn. Tình trạng chảy máu hậu môn thường xuyên có thể gây thiếu máu, dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người bệnh.
+ Viêm loét, nhiễm trùng: Vì các búi trĩ thò ra bên ngoài hậu môn, bị cọ xát nên rất dễ gây viêm da quanh hậu môn. Khi có loét hoặc hoại tử búi trĩ, vết thương sẽ dễ tiếp xúc với phân và vi trùng dẫn đến nhiễm trùng.
+ Tắc mạch: Khi tình trạng tắc nghẽn mạch máu xảy ra sẽ rất dễ hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ. Biến chứng này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến hoại tử.
+ Trĩ sa nghẹt: Khi búi trĩ thò ra ngoài hậu môn, sưng to, căng đỏ thì người bệnh rất sợ đẩy vào trong vì rất đau. Tình trạng này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.
Khi thấy có biểu hiện trĩ ngoại, người bệnh không nên chủ quan. Cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
3. Mách bạn các cách chữa trĩ ngoại tại nhà hiệu quả
Chữa trĩ ngoại bằng nha đam
Nhờ đặc tính chống viêm, giảm kích ứng, nha đam thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh trĩ.
Trong một số trường hợp có thể bị dị ứng với nha đam. Thông thường người bị dị ứng với tỏi hoặc hành rất dễ bị dị ứng với nha đam. Hãy kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng hay không, bạn có thể thực hiện một số bước sau:
+ Bước 1: Chà một lượng gel lô hội bằng khoảng đồng xu lên cẳng tay.
+ Bước 2: Đợi trong khoảng 24 - 48 giờ.
+ Bước 3: Nếu không có phản ứng ngứa, ửng đỏ thì có thể xác nhận sử dụng an toàn trên da của bạn.
nha đam có đặc tính bảo vệ, nhanh chóng làm lành búi trĩ
Chữa trĩ ngoại bằng dầu dừa
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh, làm giảm sưng tấy. Từ đó giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra, giúp bệnh trĩ nhanh lành hơn.
Táo bón và stress là các nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Ngoài khả năng chống viêm, dầu dừa còn có tác dụng nhuận tràng, làm giảm táo bón, giảm khả năng gây bệnh trĩ.
Dầu dừa có nhiều cách sử dụng khác nhau. Bạn có thể dùng dầu dừa chữa bệnh trĩ bằng cách uống trực tiếp hoặc bôi ngoài da, thêm vào nước tắm,...v.v.
Cách chữa trĩ ngoại bằng cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi hay cỏ mực có chứa các thành phần như: Saponin, tanin giúp giảm đau, giảm phù nề, khử trùng và làm bền thành tĩnh mạch trĩ. Từ đó làm giảm tình trạng xuất huyết búi trĩ.
Có rất nhiều cách sử dụng cỏ nhọ nồi như: Dùng cỏ tươi để ngâm và xông hơi vùng hậu môn, uống trực tiếp dưới dạng bột hoặc kết hợp với ngâm rượu,...v.v.
cây nhọ nồi làm giảm tình trạng xuất huyết búi trĩ
Chữa trĩ ngoại bằng cách chườm lạnh
Đối với các búi trĩ lớn, gây đau nhiều hơn thì sử dụng túi chườm là một phương pháp chữa trị cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy bọc viên đá lạnh trong một miếng vải hoặc khăn bông sạch, sau đó chườm lên khu vực hậu môn khoảng 15 phút để giảm sưng tấy, khó chịu.
Tuyệt đối không chườm trực tiếp đá hoặc chế phẩm đã đông lạnh lên bề mặt da vì có nguy cơ làm tổn thương vùng da hậu môn.
**Lưu ý: Cách chữa bằng phương pháp dân gian chỉ áp dụng cho người mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Không thể thay thế phác đồ điều trị hiện đại do bác sĩ chỉ định.