Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay; bao gồm diễn viên, người nổi tiếng, KOLs, doanh nhân,… Tuy nhiên, vì một vài lý do khiến răng sứ gặp vấn đề như kênh, cộm khi giao tiếp và ăn nhai. Vậy phải làm gì khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn?
I/ Nguyên nhân khiến răng sứ bị cộm, kênh
Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, bọc răng sứ bị cộm, kênh sau khi phục hình là tình trạng tương quan khớp cắn giữa 2 hàm trên – dưới có sự sai lệch; không cắn khít với nhau sau khi bọc xong. Thực tế thì lắp răng sứ bị kênh hay gắn răng sứ bị cộm không phải trường hợp hiếm; có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
1.1 Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn do mài răng sai tỷ lệ
Thao tác mài răng mặc dù không quá phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận đến từng milimet. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng trong quy trình bọc răng sứ, giúp làm nhỏ răng gốc để làm trụ đỡ mão sứ vững chắc.
Tuy nhiên, nếu như đường mài không đều, quá mỏng; hoặc quá dày có thể khiến cho mão răng sứ sau khi lắp không được chuẩn xác như mong đợi; gây kênh, cộm, khó chịu khi ăn nhai và giao tiếp mỗi ngày.
1.2 Lắp răng sứ bị kênh do lấy dấu hàm sai kỹ thuật
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn cũng có thể xảy ra do Bác sĩ lấy dấu hàm không đúng kỹ thuật. Thực tế việc lấy dấu răng thủ công thường có sai số nhất định, ảnh hưởng đến việc thiết kế mão sứ cho bệnh nhân. Nếu kích thước mão sứ không phù hợp với cùi răng thật sau khi mài thì sẽ phát sinh tình trạng cộm cấn, lệch khớp cắn khó chịu.
1.3 Gắn răng sứ bị cộm do tay nghề Bác sĩ không tốt
Răng sứ bị cộm cấn, kênh, lệch khớp cắn cũng có thể do thao tác lắp răng sứ của Bác sĩ không chuẩn; không khít sát với cùi răng. Hơn nữa, việc này còn tạo ra khe hở làm thức ăn dễ bị giắt vào kẽ răng; dần dần tích tụ thành ổ viêm nhiễm và tổn hại đến răng thật.
1.4 Do không lấy cao răng trước khi bọc răng sứ
Tưởng chừng như không liên quan nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bọc răng sứ khó nhai; bọc răng sứ bị lệch khớp cắn ở nhiều người. Nếu vôi răng không được loại bỏ hoàn toàn trước đó, thì những mảng bám này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác; gây khó khăn cho Bác sĩ trong việc lấy dấu và lắp răng sứ. Từ đó dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn.
II/ Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn phải làm sao?
Gắn răng sứ bị kênh, cộm phải làm gì? là mối quan tâm chung của những bạn đang gặp phải tình trạng này. Thực tế thì sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân nhận thấy có dấu hiệu bất thường thì cần đến gặp Bác sĩ ngay để được kiểm tra. Dựa vào từng nguyên nhân gây ra, Bác sĩ sẽ có hướng khắc phục hiệu quả.
– Trường hợp do bước lắp mão sứ không chính xác, Bác sĩ có thể tinh chỉnh; cân đối mão răng sứ về đúng vị trí chuẩn mà không cần phải tháo bỏ răng sứ tốn chi phí.
– Tuy nhiên, nếu răng sứ bị cộm, kênh xuất phát từ nguyên nhân mài răng, lấy dấu hàm không chính xác, Bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt toàn bộ răng sứ cũ ra, đồng thời tinh chỉnh lại đường mài răng cho bệnh nhân. Sau đó lấy dấu hàm lại và gắn răng sứ mới cho bệnh nhân.
Để tránh tối đa trường hợp sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn ảnh hưởng đến ăn nhai, thẩm mỹ. Mặt khác khiến bạn tốn thêm thời gian, công sức lẫn tiền bạc để khắc phục và bọc lại răng sứ lần 2, 3,… thì ngay từ ban đầu người bệnh nên lựa chọn nha khoa uy tín; nơi đảm bảo Bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị công nghệ hiện đại và chỉ sử dụng các loại răng sứ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.