Người cao tuổi thường có hệ miễn dịch khá kém, nên việc mắc các bệnh như: bệnh phổi tắc nghẽn, đái tháo đường hay căn bệnh viêm phổi. Vì vậy, hãy cùng tham khảo những nguyên nhân và cách khắc phục bệnh viêm phổi của người già.
Vì sao người cao tuổi dễ mắc viêm phổi?
Bệnh viêm phổi rất hay gặp ở những người cao tuổi do có sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến việc suy giảm sức chống đỡ với thời tiết khi thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn…
Ngoài ra, những người cao tuổi hay mắc các bệnh mãn tính gây nên việc suy giảm miễn dịch như: các bệnh ác tính, suy tim mãn tính đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi… Bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với khí lạnh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi của người già là do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm), hoặc do khói bụi (môi trường ô nhiễm, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào) hoặc ít vận động, nằm lâu do liệt hoặc kết hợp. Bệnh viêm phổi của người già khác với người trẻ tuổi, nhiều trường hợp chỉ viêm họng, mũi cũng rất dễ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.
Biến chứng của bệnh viêm phổi
Theo số liệu thống kê ở Việt Nam thì dung tích sống của phổi của thanh niên có độ tuổi 25 là 38,2 lít, nhưng khi đến tuổi ngoài 60 thì giảm chỉ còn 27,5 lít.
Hiện tượng này xảy ra là do giảm khả năng di động của lồng ngực và lực hô hấp cũng như khả năng lưu thông khí của phế quản và sự đàn hồi của màng phổi. Do có sự suy giảm về chức năng của phế quản thêm vào đó là sự suy giảm chức năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh nhất là tác nhân nhiễm trùng cho nên những người cao tuổi rất dễ mắc bệnh viêm phổi.
Người cao tuổi cần làm gì để tránh gặp bệnh viêm phổi
Trước hết, khi người cao tuổi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm phổi cần được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân. Việc mắc bệnh viêm phổi của người già thì việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, nhất là viêm phổi do virút. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ để biết bản thân cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu và liều lượng như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng ra sao?
Người cao tuổi luôn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ở thông thoáng, không hút thuốc lá, thuốc lào. Nên có chế độ ăn, uống hợp lý là điều lý tưởng nhất.
Hàng ngày, người mắc viêm phổi cần uống đủ lượng nước hydrogen cần thiết (khoảng từ 1,5L – 2L), ăn thêm rau xanh trong các bữa ăn và tăng cường ăn trái cây hàng ngày.
Ăn nhiều đồ ăn có chất xơ như rau củ, khoai, các loại hạt hay ngũ cốc dinh dưỡng thay vì sử dụng nhiều đồ ăn có dầu mỡ. Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy bằng nước muối sinh lý 0,9%. Cần vận động cơ thể bằng mọi hình hình thức tùy theo sức khỏe và điều kiện của từng người.
Những người bị liệt cần được ngồi nhiều hơn nằm và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu càng tốt.