1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mãn tính. Ảnh hưởng đến khả năng sử dụng, sản xuất insulin của cơ thể, từ đó làm tăng lượng đường huyết trong máu. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng, nạp năng lượng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về mắt, thận, tim và thần kinh.
Hiểu đơn giản hơn, khi bạn nạp thức ăn vào cơ thể, insulin sẽ có trách nhiệm chuyển hóa lượng glucose nạp vào thành dạng năng lượng glycogen để đi nuôi các tế bào. Nhưng khi insulin sản xuất ra không đủ hoặc nó không hoạt động nữa, lượng glucose (đường huyết) ấy tất nhiên không được chuyển hóa, ở lại trong máu. Lâu ngày, quá trình này khiến lượng đường tích tụ trong máu ngày càng cao gây ra bệnh tiểu đường.
2. Vì sao bệnh tiểu đường là nhóm bệnh nguy hiểm?
Khả năng gia tăng bệnh “chóng mặt”
Trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ người bệnh tiểu đường tăng lên 200%. Người bị tiền tiểu đường cũng tăng từ 7,7 đến 14%. Dự kiến trong 5 – 10 năm tiếp theo những người bị tiền tiểu đường sẽ sớm chuyển sang tiểu đường tuýp 2 nếu không phát hiện kịp thời. Mặc dù căn bệnh này không lây lan, nhưng lại rất dễ mắc bệnh do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay, ăn uống “bừa bãi”. Thích ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thích ăn khuya, thích ăn ngọt, không có chế độ dinh dưỡng hợp lý,… Với những nhóm này, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là rất cao. Và dự đoán, trong tương lai, số lượng người mắc bệnh tiểu đường sẽ tiếp tục tăng cao nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm.
Triệu chứng khó nhận biết
Những người mắc tiểu đường rất khó nhận biết. Có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh và tới 85% chỉ phát hiện khi đã có biến chứng nặng nề. Bệnh tiểu đường phát triển rất âm thầm. Nó là cả quá trình tích tụ rất dài ngày gây nên. Các biểu hiện của bệnh cũng hết sức bình thường, nếu không chú ý thì rất khó nhận ra. Chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng, có những biến chứng nguy hiểm thì mới đến gặp bác sĩ. Khi ấy, phát hiện bệnh tiểu đường đã ở giai đoạn muộn.
Cách duy nhất để nhận biết tiểu đường ở giai đoạn sớm là thường xuyên đo đường huyết và khám sức khỏe định kỳ.
Biến chứng khó lường
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất là ở các biến chứng khó lường và diễn biến nhanh chóng. Lượng đường huyết trong máu cao dẫn đến nhiều nguy hại như: nhiễm trùng máu, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch, huyết áp cao, suy thận, hoại tử, mù lòa,… Những biến chứng này có thể diễn biến rất nhanh và diễn ra đồng thời nếu như không kiểm soát kịp thời.
3. Bệnh tiểu đường có những loại nào?
Tiểu đường được chia làm 4 loại và nhóm tiểu đường tuýp 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Tiểu đường Tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn. Nghĩa là, hệ miễn dịch trong cơ thể “nhận nhầm” insulin là một tác nhân nguy hiểm và sẽ chống lại các insulin. Lúc này, insulin không được sản xuất ra, hoặc có một lượng rất ít không đủ để chuyển hóa đường huyết. Từ đó, gây ra bệnh tiểu đường.
Tiểu đường Tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là bệnh không phụ thuộc vào insulin. Có tới 90% người mắc bệnh tiểu đường thuộc nhóm này. Nhóm bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành tuy nhiên ngày càng trẻ hóa do tỷ lệ béo phì tăng cao.
Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học dẫn đến lượng đường huyết vào cơ thể quá nhiều, insulin bị “quá tải”, không chuyển hóa kịp thành năng lượng. Lâu dần, đường sẽ tích tụ lại trong máu. Ngoài ra, khi lượng đường cao, tuyến tụy phải “vất vả” hơn để sản xuất thêm nhiều insulin, lâu dần, khả năng sản xuất insulin cũng bị suy giảm. Càng ngày, lượng insulin càng ít đi sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tiểu đường tuýp 3
Tiểu đường tuýp 3 mới chính thức được ngành y học công nhận vào năm 2005. Nó được coi như một dạng biến chứng của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nghĩa là, chỉ những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thì mới mắc tiểu đường tuýp 3. Nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 3 vẫn chưa thể xác định chính xác. Nhưng những biến chứng của nó cực kỳ nguy hiểm. Những người mất trí nhớ hoàn toàn sẽ có khả năng bị đột quỵ cực cao.
Tiểu đường thai kỳ
Nhóm bệnh loại này xảy ra trong thời gian người phụ nữ mang thai và “lặn mất tăm” sau khi sinh. Tuy nhiên việc bị tiểu đường trong thời gian thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Và những người có tiền sử tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường sau đó cao gấp đôi người bình thường.
4. Biểu hiện bệnh tiểu đường là gì?
Cả 4 loại tiểu đường trên đều có chung những biểu hiện. Những biểu hiện này có thể không thực sự rõ ràng, khiến người bệnh rất khó nhận biết.
– Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi
– Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều
– Ngứa, đau hoặc tê ở tay/chân (thường xuất hiện ở những ai bị tiểu đường tuýp 2)
– Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều
– Bị sụt cân (thường xuất hiện ở những ai bị tiểu đường tuýp 1)
– Thường xuyên có cảm giác đói, đặc biệt là thèm đồ ngọt
Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng khác như:
– Khô miệng
– Mờ mắt
– Chậm lành vết loét hoặc vết cắt
– Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ
– Nhiễm nấm men hoặc nấm candida
– Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo
5. Biến chứng của bệnh tiểu đường như thế nào?
Thế giới có 3 đại dịch lớn là ung thư, tim mạch, AIDS thì giờ tiểu đường trở thành đại dịch thứ 4. Bởi chính sự chủ quan của người bệnh đã dẫn đến những biến chứng nặng nề.
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn. Bạn có thể cảm thấy cồn cào, run rẩy, choáng váng đánh trống ngực,…có thể gây hôn mê hoặc thậm trí gây tử vong nếu không chữa kịp thể.
Nguyên nhân gây ra biến chứng này có thể do dùng liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn kiêng quá mức, uống rượu nhiều,… Nếu bị hạ đường huyết ở thể nhẹ thì có thể ăn cháo loãng, soups, nghỉ ngơi hoặc uống nước đường. Trường hợp hạ đường huyết nặng cần phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu ngay.
Biến chứng mạn tính
Bản chất của bệnh này là rối loạn chuyển hóa đường mạn tính. Hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài và có thể gây nguy hiểm, có thể tử vong.
– Biến chứng hệ tim mạch: Tổn thương tim mạch như bệnh cao huyết áp, mạch vành tim, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
– Biến chứng thần kinh ngoại biên: Tổn thương thần kinh như thần kinh thực vật và bệnh thần kinh ngoại biên. Nếu không chữa kịp thời có thể phải cắt cụt chân hoặc bị tử vong.
– Biến chứng đến thận: Tổn thương thận như suy giảm chứng năng lọc, bài tiết của thận và suy thận nặng.
– Biến chứng mắt: do những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Ngoài ra có thể bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù lòa.
– Biến chứng nhiễm trùng: Lượng đường trong máu quá cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hệ tiêu hóa,…
6. Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?
Điều trị tiểu đường rất khó khăn. Có tới 50% sự thành công khi chữa bệnh là do chế độ ăn uống, vận động và sự tuân thủ đơn thuốc của bệnh nhân. Cụ thể, các phương pháp điều trị tiểu đường cần chú ý là:
Ăn uống khoa học
Thế nào là một chế độ ăn uống khoa học?
– Thứ nhất, ăn ít đường bột như: bánh, kẹo, bánh mì, bún, miến, cơm trắng, các loại bột, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
– Thứ hai, ăn ít đồ chiên rán, chất béo, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt, rượu bia, đồ uống có ga,…
– Thứ ba, bổ sung thật nhiều rau xanh và trái cây ít đường (táo, lê, cam, bưởi, dâu tây, cherry,..) để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Thứ tư, thay thế cơm gạo trắng bằng gạo lứt, hạt đậu, yến mạch, khoai mì lứt,…và uống nhiều nước trong ngày.
– Thứ năm, ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn uống đúng giờ, không để quá lo hay quá đói, không ăn đêm.
Vận động thường xuyên
Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng. Mỗi ngày từ 30 phút – 1 tiếng tập luyện sẽ tăng cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho rằng, việc tập luyện sẽ khiến insulin được sản xuất ra nhiều hơn. Đồng thời, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Thảo mộc MORE ổn định đường huyết
http://bcaliving.vn/more-lieu-trinh-tri-tieu-duong-affiliate/?utm_source=phamvanquan