Nếu mẹ nào "nghiện" món cháo lòng thì dè chừng vì hôm rồi, trong khoa ung thư của chị em (chị em là bác sĩ chuyên khoa này) có một bệnh nhân nhập viện vì ung thư gan. Truy xuất nguồn gốc bệnh thì được biết anh ta bán cháo lòng và thường xuyên ăn món này thay cơm.



Từ đó giờ em cũng thích ăn món cháo lòng lắm, đã thế quán cháo lòng lại ngay sát cạnh nhà em. Vì vậy, thỉnh thoảng vợ chồng con cái cũng dắt nhau qua ăn, một phần là để ủng hộ bác hàng xóm vui vẻ. Nhưng từ khi nghe chị cảnh báo về món ăn này, em gần như không dám bén mảng qua đó. Nhiều khi nghe bác hàng xóm hỏi sao dạo này không qua ăn cũng thấy ngại, mà biết giải thích sao, chẳng nhẽ nói ăn cháo lòng nhà bác em sợ ung thư gan(?).





Hình minh họa



Nhưng chạy trời không khỏi nắng, sáng định dắt xe đi chợ thì bác kêu từ xa: mẹ cái Na vào ăn bát cháo lòng, hôm nay có món dồi nướng cháu rất thích đấy.



Cực chẳng đã phải ghé vào quán. Tô cháo bưng ra bốc khói thơm phưng phức, miếng dồi nướng bóng mỡ, vài lát tim, gan, thêm ít phèo non mượt. Một ít hành hoa thái nhuyễn cùng vài lát gừng, tiêu rắc trên mặt. Nuốt nước miếng cái ực nhưng cứ nhẩn nha chỉ dám húp vài thìa cháo. Quán cũng vắng khách, bác hàng xóm liền đến cạnh em hỏi thăm: cháu bệnh à, sao ăn yếu thế.



Em nhanh nhảu: Dạ, cháu bị cảm ạ. Bác liền bảo: sao không bảo bác sớm, cảm hay thấy yêu yếu trong người là không được ăn món này đâu. Nhân lúc có khách, em lấy cớ tính tiền rồi vội cáo lui (nhưng bác hàng xóm nhất quyết không lấy tiền, nghĩ mà áy náy quá).



Theo lời chị em, món cháo lòng tuy bổ dưỡng, nhưng có nhiều quán vì hám lợi đã mua nội tạng động vật giá rẻ không rõ nguồn gốc, thậm chí đã hôi thối, bốc mùi về xử lý hóa chất trước khi chế biến. Thường đây là những loại hóa chất cực độc, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người, có thể làm người ăn bị ngộ độc cấp tính hoặc tích tụ về lâu dài gây nên một số bệnh mãn tính hoặc bệnh ung thư.



Mặt khác, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng như nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin từ gan động vật – chất có khả năng gây ung thư gan ở người, nhiễm liên cầu khuẩn streptococcus suis từ lòng ruột nội tạng… Khi ăn các sản phẩm từ lợn như tiết canh, lòng, cháo lòng… chứa được nấu chín kỹ thì các vi nấm, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.



Một số đối tượng sau cũng tuyệt đối không được ăn cháo lòng:



Người bị cảm, mệt mỏi hay có bệnh trong người: cháo lòng không những chứa nhiều cholesterone khó tiêu hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh từ vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng trong nội tạng của vật nuôi. Chúng có thể lây nhiễm sang người ăn, nhất là với những cơ thể có sức đề kháng yếu, mệt mỏi, đang bị tấn công bởi virus cúm hoặc đang bệnh.



Người có đường tiêu hóa kém: trong ruột động vật thường chứa một lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây nên bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Hơn nữa, những người có đường tiêu hóa kém mà ăn phải cháo lòng có nội tạng bị ô nhiễm hay nấu không chín kỹ có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như như lao, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn...



Người mắc bệnh tim hoặc các bệnh béo phì: nội tạng động vật chứa nhiều chất đạm nhưng cũng chứa không ít chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn. Vì vây, những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.



Do tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm và rủi ro nên các mẹ hãy cân nhắc khi cùng cả nhà ăn món cháo lòng nhé. Riêng em thì đang lăn tăn không biết phải “đối phó” với bác hàng xóm thế nào đây để không làm bác “tổn thương”.



Xem thêm


Những thực phẩm chắc chắn gây ung thư gan chuyên gia khuyên bạn không nên ăn thường xuyên


Cả gia đình bị ung thư gan vì sử dụng thớt gỗ lâu năm không thay


Những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư gan giai đoạn đầu



Xem thêm clip Dấu hiệu cảnh báo ung thư gan