Khi ta sinh ra đời có sức khỏe tốt do tinh cha + huyết mẹ tốt, đầy đủ gọi là khí huyết tiên thiên.
Còn như khi sinh ra ta có khí huyết thấp bẩm sinh do tinh cha + huyết mẹ yếu kém thì gọi là khí huyết hậu thiên. Cái này có thể khắc phục trong đời sống hàng ngày bằng cách bổ sung trong ăn uống và tập luyện. Thiếu khí thì bổ khí, thiếu huyết thì bổ huyết.
Khi bạn trưởng thành, lớn lên, lập gia đình, sinh con, đã 30 tuổi rồi mà khi kiểm tra sức khỏe đo áp huyết thì chỉ bằng với áp huyết cơ thể của 1 đứa bé mới 10 tuổi, tức là cơ thể bạn đã ròng rả 20 năm thiếu khí và thiếu cả huyết. Khi ta lớn lên, số lượng tế bào cũng phát triển nhiều hơn , đòi hỏi nguồn thức ăn nuôi dưỡng cũng phải nhiều hơn lúc còn nhỏ. Thế nhưng, tế bào trong cơ thể cần phải có máu nuôi dưỡng liên tục để sinh sôi, phát triển, thay các tế bào chết, nhưng cơ thể không đủ số lượng máu cần thiết để cung cấp và một điều quan trọng nữa là cơ thể không đủ khí lực cần thiết để bơm lượng máu ít ỏi đó nuôi dưỡng các tế bào ở xa.
Khi bạn 40 tuổi khi đo áp huyết mà chỉ số áp huyết tâm thu ở dưới ngưỡng 80mmHg thì bạn hãy coi chừng, nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao. Tế bào ung thư không phải là tế bào nhiểm virus mà là tế bào chết do không được máu nuôi dưỡng trong thời gian dài 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn.
Huyết áp thấp + thiếu máu phát sinh ra nhiều bệnh tật ở phụ nữ như : không thấy kinh nguyệt, kinh kỳ thất thường, đau bụng ra máu cục, u xơ, viêm phần phụ, khí huyết hư, đau đầu, thoái hóa cột sống, khớp xương , đau lưng, tê buốt tay chân, người không có sức, giơ tay không nổi,…Nặng hơn nữa là trong người thì nóng nhưng bên ngoài thì lạnh, hoặc trong thì lạnh nhưng ngoài thì nóng, sợ gió, sợ nước, đổ mồ hôi lạnh, ….thì đây là những bệnh nan y : âm hư sinh nội nhiệt, dương hư sinh ngoại hàn, hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn.
Khi áp huyết tâm thu dưới 80mmHg nhưng nhịp tim đập rất nhanh trên 110 lần/phút, tay chân lạnh, người lạnh thì hãy coi chừng, bạn sắp bị bệnh ung thư máu.
Những phụ nữ có huyết áp thấp, thiếu máu lại có thói quen hay thở dài thì rất dễ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân thở dài do biến đổi tâm lý, ở tình trạng nhẹ là cô đơn buồn chán, hoặc trầm cảm, buồn phiền, bi quan hay có nỗi khổ tâm không thể bộc lộ ra được, ngoài mặt, khi nói chuyện với bạn bè vẫn vui vẻ gượng gạo, và khi nói chuyện huyên thuyên, hơi thở được xả ra thì không bị thở dài trong lúc nói chuyện, ngược lại khi còn lại một mình không có ai để tâm sự, thì hơi thở vào không thông, tích lũy lại trong ngực, thỉnh thoảng lại dội ra tạo thành hơi thở dài. Ở tình trạng nặng như bị đau khổ chuyện hạnh phúc gia đình, chồng con, tình cảm bất mãn, hoặc lo lắng sợ sệt, hoặc ôm ấp một nỗi buồn vô cớ kéo dài trong nhiều năm, thì sự tắc tuyến vú cũng âm thầm xẩy ra từ một vài tuyến đến tất cả các tuyến tạo ra cơn nghẹn ngực, nhói tim thoáng qua, chúng ta tưởng lầm là bệnh tim mạch.
Khi cơ thể thiếu máu, đo áp huyết dưới 100mmHg, hậu qủa của thiếu máu áp huyết thấp gây ra rất nhiều bệnh nan y khó chữa, dấu hiệu bệnh xuất hiện từ nhẹ đến nặng như tê lạnh đầu tay chân, ít ăn ít ngủ, chóng mặt, đau nửa đầu, đau nhức cổ gáy vai, nhức mỏi toàn thân, hoa mắt, rụng tóc, hay quên, tim hồi hộp, sợ sệt, người lúc nóng lúc lạnh, hay buồn ngủ ban ngày, đêm đau nhức ngủ không được…vì khí huyết quá thấp không dẫn máu lưu thông đủ đến đầu cổ gáy vai tay chân, những hiện tượng này có thể nhìn thấy được.
Nhưng huyết là loại thức ăn nuôi tế bào trong cơ thể, tế bào nào trong cơ thể không được máu nuôi dưỡng sẽ chết dần, bị cô lập mất sự sống, nó biến thành tế bào ung thư, chiến đấu với tế bào lành để dành sự sống…lúc đó tây y sẽ gọi bằng nhiều loại tên bệnh khác nhau như phong thấp khớp, thoái hóa xương, thoái hóa đốt sống, suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, đau nhức thần kinh gân cơ, bệnh tâm thần phân liệt, migraine, tai ù điếc, mắt mờ…tất cả các bệnh này cần phải chữa vào gốc bệnh là bồi bổ tăng máu, tập luyện cho tăng khí, nhưng tây y không chữa gốc, mà chữa ngọn cho dùng thuốc giảm đau, uống thuốc thì hết đau, buông thuốc thì đau lại nặng hơn…cuối cùng sau một thời gian chữa trị dài hàng 5-10 năm thì cơ thể thiếu máu càng nhiều, đến khi áp huyết xuống còn 80-90mmHg lúc đó mới khám phá ra bệnh ung thư.
Ung thư tây y xác nhận không có vi trùng, nhưng tìm không ra nguyên nhân. Nhưng theo lý thuyết đông y : khí huyết lưu thông đầy đủ thì không đau vì các tế bào được nuôi dưỡng đầy đủ, nhưng khi cơ thể có chỗ nào đau là do khí huyết không lưu thông đến chỗ đó, các tế bào chỗ đó bị cô lập thiếu máu thiếu hồng cầu, thiếu oxy, bị thoái hóa trở thành tế bào ung thư, tự nó sẽ phát triển vô tổ chức, cơ quan nào có nhiều tế bào thoái hóa nhất là cơ quan nội tạng đó bị ung thư.
Khi chữa ung thư, tây y cũng lại chữa ngọn, mà không chữa gốc là bồi bổ khí huyết làm cho áp huyết tăng lên đúng tiêu chuẩn, khi đang chữa mà máu thiếu, áp huyết xuống thấp đến 70-75 sẽ không đủ máu để nuôi dưỡng tế bào não, cơ thể mất oxy, gây đau đớn, giải pháp cuối cùng để giảm đau là chích morphine cho bệnh nhân lịm dần trong hôn mê, vô ý thức để ngủ giấc ngủ ngàn thu.
Như vậy, mọi người đã hiểu rõ cách chữa của đông y chú trọng đến khí và huyết là gốc gìn giữ sự sống của con người. Nhờ tây y phát minh ra máy đo áp huyết, chính là máy đo sự sống con người. Khi con người bị bất cứ bệnh gì, nguyên nhân đều từ khí và huyết làm ra. Nên khi chữa bệnh là phải điều chỉnh lại khí huyết đi vào tiêu chuẩn là khỏi bệnh, chứ không vạch lá tìm sâu chữa vào dấu hiệu bệnh, vì đó là hậu qủa chứ không phải nguyên nhân. Hậu qủa đó sẽ có nhiều tên gọi bệnh khác nhau do điều kiện thời tiết, môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể yếu hay mạnh tác động vào tế bào bệnh mà có tên là vi trùng này, virus kia.. nhưng gốc bệnh không khác.
Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
1-Nên nhờ bác sỹ chích B12 và truyền nước biển để bổ máu, bổ thần kinh.
2-Dùng sirop bổ máu Đương Quy Tửu, pha 2 muỗng lớn sirop với 1 ly nước nóng, khuấy đều uống trước mỗi bữa ăn 5 phút để kích thích tiêu hóa, thèm ăn, ăn được nhiều, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn bổ thành máu nuôi đủ các tế bào trong cơ thể. Nên ăn những thức ăn có chất bổ máu như rau dền, củ dền thịt bò bít tết, hải sâm, lẩu đồ biển, hào, mực, thị bò càri, bún bò huế, phở, ăn nhiều gia vị nóng ấm như hành, tiêu, gừng. Kiêng ăn những chất chua như chanh, cam, bưởi, làm phá máu tụt áp huyết. Kiêng ăn những chất hàn lạnh như khổ qua, rau xanh, …làm mạch chạy chậm, cơ thể lạnh.
3-Sau bữa cơm, uống hỗn hợp : trà gừng mật ong, trà Đương Quy Táo Đỏ, trà Táo Đỏ Nhãn Nhục… không được dùng trà hoa cúc, artichaut, nhân trần, nước chanh… làm hạ áp huyết
4-Tối trước khi đi ngủ 1 giờ, ngậm trong miệng 20 viên Phụ Tử Lý Trung Hoàn làm ấm người và tay chân, tăng thân nhiệt và áp huyết.
Khí :
1-Day huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư chữa đau đầu cổ gáy vai, chỉnh thần kinh bộ đầu.
2-Tập 7 bài đầu khí công.
3-Tập Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên nuôi não.
4-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết thân nhiệt và làm mạnh chức năng tâm-phế..
5-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần làm mạnh tâm-phế khí, tăng hồng cầu, tăng oxy và thân nhiệt.
6-Tập bài Nap Khí Trung Tiêu 5 lần sau đó tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, giúp thông khí huyết toàn thân
7-Tắm nước nóng pha với 2 muỗng lớn bột gừng, ngâm ngập người trong bồn tắm 30 phút, giúp cho toàn thân ấm nóng, kích thích khí huyết lưu thông khắp mọi nơi mọi chỗ toàn thân, đẩy lùi những chỗ khí huyết bị bế tắc do hàn lạnh làm đau. Sau khi tắm xong, ra gió sẽ không sợ lạnh mà cảm thấy người ấm nóng từ trong cơ thể thông ra ngoài da. Cách này chữa được bệnh đau nhức phong thấp, đau nhức thần kinh gân cơ do áp huyết thấp, đau xương cốt, đau các khớp…
Có thể ngâm người trong nước nóng ấm với gừng như trên mỗi ngày 2 lần.
Thần :
Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần, giúp cơ thể tăng nhiệt, tăng áp huyết, an thần, ngủ ngon.
Mỗi ngày mỗi đo áp huyết ở hai tay, sau khi ăn 30 phút, để so sánh kết qủa, thấy mỗi ngày áp huyết tăng dần lọt vào tiêu chuẩn mới ngưng dùng thuốc, nhưng vẫn tiếp tục tập khí công để duy trì sức khỏe không bị bệnh tật.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)