U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất ở nữ giới với tỷ lệ 80%. Bệnh diễn ra âm thầm, thường đánh lừa chị em bằng các triệu trứng mơ hồ, nhưng một khi thành ác tính thì tiến triển rất nhanh.
U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ (Hình ảnh minh họa)
1. Ai cũng có thể là “nạn nhân” của u nang buồng trứng.
Chị Minh Thương (Hà Giang) sau đi khám thai định kỳ ở tháng thứ 4, đã vô cùng bàng hoàng khi được thông báo bị u nang buồng trứng. Dù được bác sỹ trấn an là khối u lành tính và rất nhỏ, nhưng chị Minh vẫn không khỏi lo lắng bởi chị lo sợ cho em bé. Bởi bệnh này có thể khiến chị phải đối mặt với việc sẩy thai, xuất huyết âm đạo, sinh non, băng huyết hoặc sót nhau sau sinh…
Là sinh viên năm cuối của một trường ĐH ở TPHCM, chị Hoài Phương cũng được chẩn đoán là bị u nang buồng trứng sau một thời gian xuất hiện những cơn đau âm ỉ bên hố chậu và trong những ngày kinh nguyệt. Tai chị Phương như ù đi khi hay tin dữ. Chị Phương bảo từ trước đến giờ mình rất khỏe mạnh, lại chưa từng quan hệ tình dục bao giờ, làm sao lại bị u nang buồng trứng được.
Căn bệnh này không trừ một ai, kể cả người đã có hoặc chưa lập gia đình (Hình ảnh minh họa)
Thế mới biết, u nang buồng trứng là căn bệnh trừ một ai, bao gồm cả những phụ nữ đã từng hoặc chưa từng có quan hệ tình dục, đã có gia đình hay còn độc thân.
2. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là trên buồng trứng có khối u phát triển bất thường. Khối u này có thể là tổ chức mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường hay dịch tích tụ tạo thành một nang. U nang có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.
3. Nguyên nhân nào gây ra u nang buồng trứng?
Theo các nghiên cứu khoa học, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra u nang buồng trứng! Có thể là do bẩm sinh cơ thể, do bất thường về phân chia tế bào buồng trứng hoặc do môi trường sống như việc thường xuyên tiếp xúc với độc tố, hóa chất cũng ảnh hưởng tới buồng trứng của chị em.
Hầu hết u nang buồng trứng là do cơ thể tự sinh ra, được chia làm hai loại u lành và u ác tính. U nang buồng trứng ác tính (ung thư buồng trứng) thường diễn biến rất cấp tính. U ác tính nếu không được can thiệp sớm khi đã di căn ra các cơ quan lân cận có thể gây tử vong.
U ác tính nếu không được chữa trị sớm sẽ gây nguy hiểm (Hình ảnh minh họa)
4. Những biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng!
Tuy u nang được xem là lành tính, nguy cơ dẫn đến ung thư không cao, nhưng nếu để lâu không trị có thể gây ra những biến chứng nguy hại khác cho chị em như tắc vòi dẫn trứng, vô sinh, viêm nhiễm ổ bụng, xoắn vỡ khối u, gây biến chứng cho thai nghén như dễ bị sảy thai, sinh non hay sinh con nhẹ ký…
Nếu u nang buồng trứng là ung thư buồng trứng, mức độ nguy hiểm sẽ rất cao. Bệnh thường diễn biến rất nhanh, điều trị muộn khi các khối u đã di căn có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Trường hợp u lành tính, điều trị muộn cũng có nguy cơ gặp những biến chứng nhất định. Ví dụ khối u có thể bị xoắn hoặc bán xoắn, khối u bị vỡ, xuất huyết sẽ tạo ra những triệu chứng cấp tính như đau bụng quặn theo cơn, chảy máu trong ổ bụng phải mổ cấp cứu. U nang buồng trứng dạng lạc nội bào tử cung có thể dẫn tới viêm dính phần phụ, viêm dính tiểu khung và gây ra vô sinh.
Biến chứng nặng nhất của u nang là có thể gây vô sinh (Hình ảnh minh họa)
5. Đối tượng nào nhằm trong nhóm ‘nguy cơ cao’?
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều có nguy u nang buồng trứng. Trong đó, phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, bao gồm phụ nữ độc thân và phụ nữ sinh nở trên ba lần hoặc mang đa thai có nguy cơ mắc phải căn bệnh này là khá cao. Ngoài ra, phụ nữ béo phì, thừa cân, hoặc chị em nào có bà, mẹ từng mắc phải bệnh này cũng nằm trong nhóm nguy cơ vì do yếu tố di truyền để lại.
6. Các triệu chứng chính của bệnh.
Giống như nhiều bệnh sản phụ khoa khác, các dấu hiệu của u nang buồng trứng đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tương tự. U nang buồng trứng diễn biến khá âm thầm nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu chị em thấy mình có những biểu hiện sau, thì tuyệt đối không được bỏ qua nhé.
Khó chịu ở bụng dưới: đây là thời kỳ đầu khi khối u tiếp xúc bụng dưới. Nguyên nhân gây khó chịu cho cơ thể là do nhu động ruột tác động và sự biến đổi vị trí khối u xuống đáy và dây chằng xương chậu, làm cho chị em có cảm thấy khó chịu, căng tức.
Cảm giác đau bụng: Khi các nang xoắn vào nhau hoặc có nang bị vỡ ra, xuất huyết, nhiễm khuẩn sẽ gây cảm giác đau bụng dữ dội. Trong trường hợp chuyển sang ác tính sẽ gây đau cả bụng và chân.
Bụng dưới to ra và nắn bóp thấy có khối u trong ổ bụng: đây là trường hợp thường thấy ở các bệnh nhân bị đa nang buồng trứng.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều
Cảm giác căng tức: U nang buồng trứng to gây chèn ép dẫn đến khó thở, trống ngực. Đa nang to lấp đầy khoang bụng, làm áp lực ổ bụng tăng lên gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch chi dưới dẫn đến phù chân, các cơ quan vùng chậu bị chèn ép gây nên tiểu khó, tiểu gấp, đại tiện khó.
U nang buồng trứng diễn biến khá âm thầm nên rất khó nhận biết (Hình ảnh minh họa)
7. U nang buồng trứng có thể dẫn đến ung thư không?
Một số u nang buồng trứng có thể dẫn đến ung thư. Phụ nữ đang trải qua giai đoạn mãn kinh càng dễ bị ung thư buồng trứng. Nghiên cứu cho thấy, kết quả chẩn đoán kiểm tra u nang buồng trứng vẫn còn nhiều nhầm lẫn. Nhiều người được chẩn đoán "dương tính" nhưng thực chất họ "âm tính" với u nang...
8. U nang buồng trứng có bắt buộc phải làm phẫu thuật?
Chỉ những u nang buồng trứng lành tính có kích thước rất nhỏ mới có thể tự tiêu. Tuy nhiên, việc này phải được các bác sĩ quan sát, kiểm tra bằng việc siêu âm thì mới quyết định được. Thông thường việc kiểm tra này sẽ diễn ra sau một tháng hoặc lâu hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các khối u thực thể buồng trứng thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp u nang lành tính sẽ được bóc tách khối u giữ lại phần buồng trứng lành. Thông thường, phẫu thuật u nang buồng trứng có thể chia ra các trường hợp như cắt u hoặc bóc u tùy thuộc vào thể bệnh, tuổi bệnh nhân, tình trạng khối u khi đến khám.
Nếu buồng trứng được phát hiện sớm thì kích thước u nhỏ. Quá trình phẫu thuật nội soi và bóc tách sẽ ít ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng. U lớn mà phải phẫu thuật sẽ ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng nhiều hơn.
Các khối u thực thể buồng trứng thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật (Hình ảnh minh họa)
9. Làm gì khi bị u nang buồng trứng?
Khi phát hiện có u buồng trứng, chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Ngoài ra, chị em nào đã từng bị u nang buồng trứng cần phải thận trọng khi dùng các thực phẩm chức năng có bổ sung estrogen, vì những loại sản phẩm này nếu dùng không theo chỉ định sẽ làm tăng nguy cơ tái phát khối u.
Chị em cũng nên đi phụ khoa định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng/lần vì đây là một trong những cách tốt nhất kịp thời phát hiện và điều trị sớm u nang buồng trứng. Bên cạnh đó, chị em cần có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, điều chỉnh cân nặng phù hợp, tránh hút thuốc và bổ sung thêm các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để ngăn chặn sự “hoành hành” của u nang buồng trứng.