Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại và lối sống sinh hoạt, bệnh gút (thống phong) hình thành do tác động của môi trường và cách sinh hoạt hàng ngày. Bệnh Gút đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người. Vì thế việc hiểu biết về bệnh để sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Bệnh gút là gì

Bệnh gút còn gọi là bệnh thống phong là một triệu chứng chuyển hóa nhân purin trong thận. Lúc này thận không đào thải được toàn bộ lượng axit uric từ trong máu. Khi tích trữ trong cơ thể, axit uric hình thành tinh thể và tập trung tại các khớp. Đây là nguyên nhân gây viêm khớp, sưng đỏ và đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh gout có biểu hiện đặc trưng là những cơn viêm đau khớp cấp tái phát. Bệnh nhân có khuynh hướng đau nhức khi chuyển mùa, thường xuyên đau nhức giữa đêm và sưng đỏ các khớp. Vị trí viêm khớp chủ yếu là ngón chân cái, ít gặp hơn ở khu vực đầu gối, mắt cá, các khớp ngón tay…

Khi số lượng tinh thể axit uric lắng đọng càng nhiều, khớp có nguy cơ biến dạng, cứng khớp. Bệnh gout là bệnh mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khi không điều trị sớm. Nếu lắng đọng ở thận lâu dài dẫn đến viêm thận kẽ, sỏi thận gây đau đớn cho bệnh nhân.

bệnh gút

Triệu chứng của bệnh gút

Triệu chứng bệnh gút thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gút không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gút cấp tính hoặc mãn tính.

Triệu chứng bệnh gútTriệu chứng bệnh gút

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gút thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Nếu người bị bệnh gút không dùng thuốc trị gút thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
  • Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gút, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
  • Sỏi thận: nếu không điều trị gút đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

Cách đề phòng bệnh gút

Phòng bệnh gút từ chế độ ăn uống

  • Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin:

Purin trong thực phẩm khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Không ăn các loại thức ăn chứa Purin sẽ giúp giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác. Các thực phẩm cần hạn chế bao gồm:

+ Phủ tạng động vật, như gan, lòng, cật, tim, tiết.

+ Thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin.

+ Ngoài ra cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu hạt các loại.

  • Không uống rượu bia, chất kích thích:

  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày:

Nên uống tối thiểu từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.

  • Tuyệt đối không nên nhịn đói:

Nhịn đói, nhất là nhịn đối lâu ngày có thể làm nồng độ acid urid trong máu tăng cao. Do vậy nên ăn đủ bữa trong ngày theo đúng giờ giấc nhất định, tránh bỏ bữa.

  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi:

Chế độ ăn uống cho người bị gútChế độ ăn uống cho người bị gút

Duy trì cân nặng hợp lý

Bởi vì béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh gút cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng acid urid trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên quan mật thiết giữa lượng acid uric tỉ lệ thuận với mức độ béo và chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm, Do đó nguy cơ mắc bệnh gút cũng ít đi.

Giảm cân đối với những người thừa cân béo phì là một mục tiêu quan trọng cần đặt ra để phòng tránh bệnh gút. Tuy nhiên không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt lại gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp

Tham gia thể dục thể thaoTham gia thể dục thể thao

Thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng acid uric giải phóng ra. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc.

Quản lý bệnh tim mạch, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường nếu có

Bởi vì bệnh gút có liên quan mật thiết với một số bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Nếu quản lý tốt các bệnh lý này có thể giảm thiểu nguy cơ xuất hiện bệnh gút cho người bệnh.

Khi cần dùng các thuốc như thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, thuốc aspirin… cần tuân theo chỉ dẫn liều lượng của bác sỹ. Vì các thuốc này có thể khởi phát một cơn gút xuất hiện.

Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tình thần thoải mái vui vẻ

Giữ tinh thần thoải mái vui vẻGiữ tinh thần thoải mái vui vẻ

Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn phiền, suy nghĩ nhiều… có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Phòng cơn gút cấp bằng colchicin trong các trường hợp có nguy cơ

Khi một người gặp các tình trạng như chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn, stress… có thể là yếu tố nguy cơ khởi phát một cơn gút cấp xuất hiện. Trong các trường hợp này colchicin có thể được dùng để dự phòng diễn biến xấu xảy ra.

Phòng cơn gút cấp và tránh chuyển sang giai đoạn mạn tính

Phòng bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tínhPhòng bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tính

Trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh gút cũng là một cách phòng ngừa bệnh

Đối với những người đã mắc bệnh gút thì mục tiêu phòng bệnh sẽ là phòng cơn gút cấp và tránh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

– Bệnh nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh gút. Như các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh, cách phòng ngừa biến chứng… Như vậy mới chủ động được trong việc phòng ngừa bệnh.

– Tuân thủ điều trị của bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp. Tái khám và theo dõi định kỳ, phát hiện sớm biến chứng và tiến triển xấu của bệnh.

– Uống thuốc hạ uric máu nếu cần theo chỉ định của bác sỹ.

– Thực hiện chế độ ăn giảm đạm, đặc biệt giảm thức ăn chứa purin. Tăng lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất. Có thể ăn hoa quả tươi. Tránh chất béo no từ mỡ động vật.

– Uống nhiều nước, đảm bảo đủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Kiềm hóa nước tiểu bằng các loại nước khoáng kiềm như Vĩnh Hảo, Lavie…

– Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu thừa cân.

– Tránh hoạt động thể dục thể thao, hoạt động thể lực quá mức. Bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao như cầu lông, bơi lội, chạy bộ. Tuy nhiên bài tập cần nhẹ nhàng vừa sức để tránh khởi phát cơn gút cấp.

– Tránh làm việc nặng, quá sức, luôn giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh,

– Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress. Nên tham gia các hoạt động thiền, yoga… để cân bằng sức khỏe tinh thần.

– Đối với bệnh nhân gút mạn tính, có thể uống colchicin 0,5-1 mg/ngày, uống trước khi đi ngủ để phòng ngừa các cơn gút cấp tái phát.

> Trên đây là những thông tin hữu ích mà NIKITA sưu tầm được. Nếu thấy hay và hữu ích thì để lại tim và bình luận bên dưới nhé

> > Có thể bạn quan tâm..