Bình thường em vẫn hay có thói quen là con bị ốm thì sẽ sử dụng khăn xô lau cho con để hạ sốt. Từ trước tới giờ vẫn thế nè. Đúng là sau khi lau xong lúc thì con có hạ sốt. Cơ mà sau đó thì cơn sốt vẫn quay trở lại chứ không hề hết. Hệ quả là mình thường xuyên phải cho con uống thuốc hạ sốt.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Hôm vừa rồi, con mình lại cũng sốt. Mình cũng vẫn theo thói quen lấy khăn xô nhúng vào nước ấm rồi vắt khô lau cho con để hạ sốt. Đang lau giữa chừng thì em chồng mình có sang chơi. Thấy thế nó bảo với mình luôn là sao lại làm thế, dùng khăn xô lau cho con thế thì còn lâu con mới khỏi. Kiểu gì cũng hạ được tí rồi lại sốt lại cho coi, trước con nó từng ‘kinh’ qua rồi.
Nghe nó nói mình cũng không tin đâu. Nửa đêm, con mình lên cơn sốt cao buộc phải nhập viện. Lúc này, bác sĩ thông báo rằng con bị cúm A rồi, phải nằm viện điều trị. Mình sợ quá trời luôn. Sau đó, trong lúc chăm con thì mình có lướt thấy bài người ta nói về việc sử dụng khăn xô để hạ sốt. Vì lúc đấy bận quá nên mình chỉ kịp lưu lại, hôm nay con khỏi ốm, mình cũng rảnh rồi nên mới mở ra đọc.
Hóa ra trong đó TS. BS Nguyễn Văn Lâm (GĐ Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em) đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng khăn xô lau cho con khi con bị cúm hoặc nhiễm virus cúm A. Bởi, khi dùng khăn xô chỉ khiến bệnh tình con dai dẳng mãi không khỏi thôi. Đọc xong mà mình vừa sợ vừa hoang mang không biết thế nào. Mình share lên đây để các mẹ cùng đọc và cho ý kiến nhé.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
BS khuyến cáo: Không được dùng khăn xô lau cho trẻ khi bé bị nhiễm virus cúm, cúm A, sổ mũi. Vì sao vậy?
TS. Lâm cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều mẹ sở hữu thói quen dùng khăn xô lau cho con khi bé bị ốm, sốt, ho, sổ mũi. Thế nhưng việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Đầu tiên là khi bạn lau xong nếu không thay khăn mới mà vẫn dùng khăn cũ thì virus sẽ bám lại trên khăn. Khi bạn tái sử dụng, virus sẽ tiếp tục tái xâm nhập khiến bé ‘bệnh chồng lên bệnh’ nên mãi chẳng khỏi được.
Do đó, khi con bị nhiễm virus cúm, cúm A thì TS. Lâm khuyến cáo rằng: mẹ nên vệ sinh đường hô hấp cho bé bằng dung dịch vệ sinh mũi miệng được các bác sĩ giới thiệu. Đặc biệt, các mẹ chỉ nên dùng khăn giấy mềm để lau sạch mũi cho bé rồi vứt bỏ luôn.
Việc sử dụng khăn xô cho trẻ thực sự là một việc mà TS. Lâm cho rằng mẹ không nên áp dụng. Bởi, khăn sữa sau một khoảng thời gian sử dụng thì sẽ rất bẩn. Nếu mẹ dùng để lau cho bé xong mà không được vệ sinh đúng cách thì vi khuẩn và virus vẫn bám lại. Từ đó khiến trẻ có nguy cơ nhiễm lại đủ thứ virus, vi khuẩn. Đặc biệt, trong tình trạng cơ thể bé bị nhiễm virus cúm, cúm A đã rất yếu ớt rồi nên chẳng còn đủ khả năng để chống lại sự xâm nhập của nhóm vi khuẩn, virus mới này.
Vì vậy, nếu các mẹ sử dụng khăn xô thì phải biết cách khử trùng khăn sạch sẽ để hạn chế việc lây nhiễm chéo cho con. Việc khử trùng khăn cũng cần đúng quy trình, TS. Lâm hướng dẫn các mẹ như sau:
+ Các mẹ nên giặt khăn từ 2 – 3 lần mỗi tuần.
+ Khi giặt, các mẹ nhớ phải chia khăn ra từng màu khác nhau và phơi riêng để tránh trường hợp bị lẫn lộn giữa khăn lau mông với khăn lau miệng, lau mặt… cho trẻ.
+ Mẹ cần giặt khăn bằng cách sử dụng lò vi sóng hoặc nấu khăn trong nước sôi chừng 5 phút mỗi tuần 1 lần. Việc này sẽ giúp tiêu diệt hết vi khuẩn, virus bám lại trên khăn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên nấu trong đúng thời gian quy định. Bởi nếu vượt quá thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng cũng như độ đàn hồi của khăn.
+ Mỗi chiếc khăn mẹ chỉ nên dùng trong thời gian 3 tháng thì phải thay khăn mới. Đặc biệt, kể cả khi chưa được 3 tháng nhưng mẹ thấy khăn bị khô xơ, nhớt, có mùi hôi… thì cũng cần thay ngay. Nếu không bé sẽ rất dễ bị mắc các bệnh ngoài da.
+ Sau khi giặt khăn xong, mẹ cần phơi ở nơi thoáng mát, thoáng khí và dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.
+ Khi khăn khô, mẹ nên cất giữ khăn bằng cách cuộn tròn khăn để tránh ảnh hưởng tới chất lượng khăn và cũng là để giúp khăn không bị nhăn.
Nguồn: Tổng hợp