Trời ơi, mình vừa đọc được thông tin trên báo mà thấy thương bé quá bà con ạ. Bé mới có 5 tuổi nhưng sau chuyến du lịch của gia đình đã bị nhiễm rất nhiều rận mu trên mắt.

Giờ là thời điểm trẻ được nghỉ hè, bố mẹ đưa con đi du lịch, về quê hay thăm thú bất cứ chỗ nào mới thì cần đề phòng trường hợp tương tự xảy ra với con nhé. Mình sẽ chia sẻ lại trường hợp của bé trai 5 tuổi này ở đây cho tất cả cùng tham khảo nhé!

Theo như lời bố mẹ bé trai này kể lại, cách đây một tháng, bé bắt đầu có hiện tượng ngứa mắt, đỏ, khó chịu sau khi đi du lịch cùng gia đình. Thấy tình trạng của con bất thường, bố mẹ  bé đã đưa cháu bé đi khám chuyên khoa mắt nhưng không phát hiện ra được vấn đề liên quan đến viêm kết bờ mi mắt. Sau đó, gia đình đã được các bác sĩ viện mắt giới thiệu đi khám chuyên khoa ký sinh trùng.

hình ảnh

Hình ảnh ký sinh trùng trên mi mắt bé trai, ảnh: ZN

Gần đây, bé trai này được đưa đến Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương trong tình trạng mắt đỏ, ngứa, khó chịu, liên tục chảy nước mắt.

Qua chụp chiếu thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị rận mu ký sinh tại mi mắt. Đáng nói là các bác sĩ đã gắp được gần 100 con rận mu tại mi mắt của bệnh nhi.

Nói về trường hợp này, TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phân tích, em bé có thể bị rận mu ký sinh khi tiếp xúc với rận trong môi trường khách sạn. Gọi là rận mu vì loài rận này thường sống ký sinh trên những vùng cơ thể có lông, ở vùng ẩm ướt trên cơ thể con người.

Vòng đời của rận mu kéo dài khoảng 7 ngày, từ trứng tới khi trở thành ký sinh trùng biết hút má.u. Người bị rận mu thường thấy ngứa khủng khiếp bởi ngoài cắn và hút m.áu, rận mu có hai càng như càng cua bám chắc vào da người gây ngứa. Loại ký sinh này khi bám vào cơ thể người sẽ rất khó rơi ra ngoài.

Cũng vì rận mu thường ký sinh ở vùng tế nhị trên cơ thể, nên khi mắc bệnh nhiều người không biết, hoặc biết nhưng không đến viện thăm khám mà tự lên mạng tìm phương thức chữa trị.

TS Dũng cho biết các cách này không mang lại hiệu quả. Cụ thể như: 'Bà con thường mách nhau trị rận mu bằng cách giã lá xoan lấy nước và bôi lên vùng bị ngứa'.

hình ảnh

TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, ảnh: ZN

TS Dũng cho biết, nước lá xoan chỉ làm rận mu say, tạm thời không hoạt động chứ không loại bỏ được loài vật ký sinh này trên người. Chính vì vậy khi nước lá hết tác dụng, rận sẽ 'hồi sinh' và hút máu trở lại gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, một số người còn dùng sữa tắm có chất tẩy rửa để chà xát vùng có rận nhưng việc này cũng không mang hiệu quả quả. Bản chất các loại xà phòng tẩy rửa chỉ làm rận mu tạm thời không hoạt động, người bệnh đỡ ngứa chốc lát chứ không hủy được rận tận gốc.

Theo như vị chuyên gia này cho biết, đa phần người bị rận mu không biết mình nhiễm bệnh. Bởi rận mu khó phát hiện, nó ít di chuyển, có màu vàng như gỉ mắt nên dễ bị nhầm lẫn khi ký sinh tại vùng mắt. 

Nói về cách chữa trị khi phát hiện loại ký sinh trùng này, Trưởng Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: "Rận vùng mu có thể bôi thuốc, tuy nhiên rận ký sinh trên mắt sẽ được bắt tay dưới kinh hiển vi để đảm bảo an toàn cho người bệnh"

Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường có một số loại thuốc trị chấy có thể diệt được rận mu.

Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo người dân không tự ý mua, bôi thuốc. Liều lượng bôi cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là vùng mắt, người dân tuyệt đối không được dùng tùy tiện vì có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Điều cần làm là nên đến viện để được các bác sĩ gắp vật ký sinh tránh làm tổn thương mắt.