Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và đôi khi có thể gây tử vong. Bệnh được gây ra bởi virut variola, với biểu hiện nổi bật là sốt và ban tiến triển rõ rệt ở da. Bệnh lây chủ yếu qua con đường trực tiếp thông qua hô hấp. Người bình thường nhiễm bệnh khi hít phải virus có trong nước bọt, dịch mũi họng của người bệnh tiết ra môi trường xung quanh. Hoặc lây truyền gián tiếp khi người bình thường tiếp xúc qua vết thường hở hoặc hít phải các đồ vật nhiễm bẩn mủ, vảy đậu, dịch tiết của bệnh nhân…
Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh đậu mùa do một loại siêu vi mang tên Variola virus gây nên. Người bệnh mang siêu vi đậu mùa khi nói, hắt hơi nhảy mũi hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh đậu mùa ngay.
Biểu hiện của bệnh đậu mùa
- Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 40 độ C, khó chịu, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn. Sau 2 – 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban.
- Ban ngứa là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là triệu chứng thông thường.
- Ban phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát (macula), sần (papula), mụn nước (vesicula), mụn mủ (pustule), sau cùng đóng vẩy và kết thúc vào tuần thứ 3, thứ 4 sau khi phát ban. Do tổn thương của ban sâu dưới tầng tế bào sinh sản của thượng bì nên khi tróc vẩy đậu sẽ để lại sẹo, nhiều nhất ở mặt, được gọi là mặt rỗ.
- Thông thường sốt tăng cùng với sự tiến triển của ban đến mụn mủ. Ban xuất hiện trước tiên ở mặt, sau đó đến thân và chân tay. Ban tập trung mọc ở mặt, chân tay nhiều hơn ở thân.
- Người đã được mắc bệnh đậu mùa trước đây, nếu bị nhiễm vi rút đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban. Người bị nhiễm bệnh đậu mùa có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể.
Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không
Thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người mắc bệnh đậu mùa khoảng 15 – 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng bị chết nhiều trong tuần thứ 2. Khoảng 3% bệnh nhân nặng trong bệnh viện đã trải qua thời kỳ tiền triệu nghiêm trọng, bị kiệt sức, chảy máu ở da, niêm mạc, tử cung, bộ phận sinh dục, đặc biệt ở phụ nữ có thai. Những trường hợp bị chảy máu như vậy bị chết rất nhanh.
Những vụ dịch đậu mùa nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong dưới 1%. Tuy nhiên, triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng. Nói chung, những phản ứng toàn thân của thể bệnh nhẹ xảy ra ít nghiêm trọng hơn và ít thấy chảy máu.
Bệnh đậu mùa ở trẻ em
Bệnh đậu mùa xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học
Bệnh đậu mùa ở trẻ em nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là việc giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân tốt thường bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 10 -14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào cho bệnh nhân.
Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh đậu mùa ở trẻ em đã được các bác sĩ điều trị ghi nhận, đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh đậu mùa nặng với việc chăm sóc chưa phù hợp, cụ thể như:
- Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da.
- Nhiễm trùng huyết làm sức đề kháng của trẻ suy giảm đáng kể, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Biến chứng viêm não, viêm màng não do đậu mùa hiếm gặp nhưng thường để lại những dư chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh… gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.
- Bệnh đậu mùa ở trẻ em có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do vi rút thủy đậu.
Bệnh đậu mùa và cách chữa trị
Nếu mắc bệnh đậu mùa, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị khoa học. Những nốt ban xuất hiện như mụn nước trên da, có đầy dịch và đóng vảy. Bệnh đậu mùa khá giống như bệnh thủy đậu nhưng có mụn nước khác với mụn nước do thủy đậu gây ra.
Vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh đậu mùa. Tiêm vắc xin trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hoặc có thể giúp ngăn chặn nó.
Bác sĩ sẽ tập trung điều trị để giảm các triệu chứng và chống cơ thể mất nước. Nếu bị nhiễm trùng ở phổi hoặc trên da, bệnh nhân có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các chuyên gia vẫn đang khám phá các loại thuốc kháng virus mới có thể chữa trị căn bệnh này.
Phác đồ điều trị bệnh đậu mùa cần tuân theo đ úng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Điều trị sớm, đúng cách và có chế độ chăm sóc cơ thể tốt, bệnh đậu mùa ở trẻ em sẽ không phát triển mạnh, giảm các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.
Tiêm vắc xin trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hoặc có thể giúp ngăn chặn nó
Điều trị bệnh đậu mùa ở trẻ em cho hiệu quả tốt nhất quyết định không chỉ vào các phương pháp chữa mà còn là chế độ chăm sóc, kiêng cữ của bệnh nhân.
Do bệnh đậu mùa ở trẻ em rất dễ lây lan và bùng phát đột ngột, các biến chứng không thể lường trước được nên người bệnh cần có chế độ ăn sóc tốt khi phát hiện các dấu hiệu quả bệnh.
Ngoài ra, người bệnh bị mắc bệnh đậu mùa cũng cần chú ý, hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với người khác trong thời gian phát bệnh. Bởi, virus gây bệnh đậu mùa có thể dễ dàng lây lan sang người khác và phát triển mạnh.
Trên đây là những dấu hiệu và cách nhận biết bệnh đậu mùa ở trẻ, các bậc phụ huynh xem và lưu ý nhé.
NIKITA OUTLET mang niềm tin và sức khoẻ đến gia đình bạn.
Có thể bạn quan tâm?
- Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- Giường y tế đa năng hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại nhà...