Chẳng hiểu sao dạo này con em hay quấy khóc về đêm lắm các mẹ ạ. Từ nhỏ em hay khen con trộm vía, đêm ngủ ngoan nhưng giờ hơn 1 tuổi rồi mà đêm lại quấy khóc, em lo con bị đau ở đâu hay bị bệnh gì nên cũng sốt ruột lắm. Hôm qua em vừa cho con đi khám thì bác sĩ bảo không sao cả, chỉ bị thiếu chất thôi. Em hỏi chất gì thì bác sĩ nói vitamin B6, về bổ sung cho con là được. 

Về nhà em tìm hiểu thì thấy vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trái cây, rau củ... nên quyết định bổ sung cho con ăn. 

hình ảnh

Ảnh: Internet

Các mẹ cũng cẩn thận nhé, trẻ thiếu vitamin gì thì cơ thể sẽ biểu hiện ngay đấy, chỉ cần mẹ để y một chút là sẽ thấy thôi. 

Vitamin A

Khi trẻ bị khô mắt, sợ ánh sáng, ít nước mắt tức là bé đang bị thiếu vitamin A. Ngoài ra, nếu thấy da con thô ráp, bong vẩy và sần sùi thì hãy bổ sung vitamin A cho con ngay nhé.

Trẻ thiếu vitamin A sẽ chậm lớn, hay mệt mỏi, sau này cơ thể sẽ trì trệ, kém thông minh. Để bổ sung chất này, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tốt nhất là dùng sữa mẹ. Trẻ lớn hơn thì mẹ nên cho thêm vào chế độ ăn của con các thực phẩm giàu vitamin A như đu đủ, rau ngót, trứng, gan, gấc..

Vitamin B12

Mặt trắng bệch, lông tóc vàng, hay phấn khích, lười ăn, dễ nôn mửa, tiêu chảy... là biểu hiệu khi trẻ bị thiếu vitamin B12.Vitamin B12 cần thiết để bảo vệ các tế bào máu, tế bào thần kinh, dạ dày và ruột. Lúc này, mẹ chỉ cần cho bé uống vitamin B12 theo hướng dẫn của bác sĩ và ăn nhiều trứng, sữa, thịt, cá...

Vitamin C


 

Khi thiếu vitamin C, bé sẽ hay đau mỏi toàn thân, khóc nhiều, bị sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Loại vitamin này giúp trẻ có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh, ít bị bệnh, giúp xương chắc khỏe, cao lớn hơn... Mẹ hãy cho con ăn/ uống nước ép các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, bơ, cà chua, bưởi.... để bổ sung nhanh chóng.

Vitamin D

Trẻ bị mồ hôi trộm, tóc rụng nhiều, đầu mềm, chậm mọc răng, lâu biết bò, ngủ hay giật mình, khó chịu... thì chắc chắn là thiếu vitamin D. Thiếu chất này, trẻ sẽ bị còi xương, biến dạng xương, còi cọc... Tốt nhất, để bổ sung, mẹ hãy cho thêm vào thực đơn của con các thựcphẩm như sữa, bơ, gan, dầu gan cá (cá ngừ, cá hồi), lòng đỏ trứng... Ngoài ra, nên cho con đi phơi nắng buổi sáng sớm để da bé tổng hợp được 90% nhu cầu vitamin D mỗi ngày.

Vitamin B6

Khi cơ thể thiếu vitamin B6, bé sẽ quấy khóc nhiều vào ban đêm, người nóng, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, hay nôn ọe.... Vitamin B6 rất cần thiết vì nó tác động tới tim mạch, ngăn ngừa thiếu máu, bảo vệ mắt cho trẻ.

Vitamin B6 có nhiều trong rau củ quá, ngũ cốc... nhưng khi chế biến hay đông lạnh thì sẽ bị giảm chất lượng so với đồ tươi. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé ăn hoa quả tươi như chuối, dưa hấu, cam... và ăn nhiều ngũ cốc nguyên chất

Vitamin B1

Bé không tăng cân, tăng ít cân trong nhiều năm, đi tiểu ít, hay khóc, chán ăn, bị táo bón hoặc tiêu chảy thì là do bé đang thiếu vitamin B1. Đây là loại vitamin cần thiết để giúp phát triển các chức năng thần kinh cho trẻ, nếu thiếu trẻ sẽ có tư duy kém, không thông minh... Vitamin B1 có nhiều trong sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc... nên mẹ hãy lựa chọn cho con ăn. Ngoài ra, có thể cho con uống hay tiêm vitamin B1 theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vitamin PP

Bé thiếu vitamin PP sẽ hay bị tiêu chảy, phân nhầy, thậm chí là có máu. Ngoài ra, lưỡi và miệng bé dễ bị lở loét, viêm, khi ngủ hay giật mình, không sâu giấc... Vitamin PP là loại không thể thiếu và nếu không bổ sung kịp thời bé có thể bị bệnh về phổi, thận...

Vitamin PP có nhiều trong thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh, ngũ cốc…Đồng thời, mẹ có thể cho bé uống vitamin PP theo chỉ định của bác sĩ

Vitamin K

Tất cả các trường hợp bị chảy máu (chảy máu cam, chảy máu ở da, ở phân, nước tiểu...), trẻ quấy khóc, khóc thét, co giật.... đều phải nghĩ ngay tới thiếu vitamin K. Trẻ từ sơ sinh tới 2 tháng tuổi mà thiếu vitamin K sẽ có nguy cơ bị xuất huyết não. Khi này, trẻ cần đươc tiêm hoặc uống vitamin K ngay lập tức. Nên nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không tự cho con uống vì có thể gây ngộ độc.

Trên đây là những thông tin tham khảo về vấn đề thiếu vitamin ở trẻ em. Mẹ nên tìm hiểu để nhận biết đưa con đi khám sớm. Không nên tự ý bổ sung vitamin mà cần có sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ.

Nguồn: Tổng hợp