Nuôi con bây giờ đúng là mệt thật chứ. Như ngày xưa các cụ toàn kiểu lo cho cơm ăn áo mặc đầy đủ là được, còn thời giờ thì đủ nỗi lo luôn. Trong đó, chuyện con trở thành người lớn là vấn đề mà bậc phụ huynh nào có con dù trai hay gái cũng phiền não.
Người thì lo con lớn sớm nhưng cũng có người thì lại lo ‘ngay ngáy’ vì con mãi chẳng thấy thành người lớn cả. Câu chuyện mình đọc được trên báo đưa tin mới đây cũng xoay quanh một người mẹ ‘đứng ngồi không yên’ khi thấy con mình mãi chẳng có dấu hiệu thành người lớn. Cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới, cùng với cả lời khuyên của chuyên gia. Mọi người cùng theo dõi nhé.
Có những đứa trẻ nhiều tuổi nhưng lại chưa thành thiếu nữ. Ảnh minh họa, nguồn: takefoto
Con gái lớp 11 vẫn như 'cá rô đực' khiến mẹ lo ‘nơm nớp’
Đó là câu chuyện mà chị Thanh Hải (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ với báo chí. Chị kể: Con gái chị năm nay đã lên lớp 11 nhưng vẫn là đứa trẻ con chính hiệu, từ trên xuống dưới vẫn phẳng lì, mặt búng ra sữa…
Ban đầu, chị cảm thấy rất vui và tự hào vì bản thân đã nuôi con thành công, con không bị lớn sớm. Vậy mà thời gian sau đó, cá bạn ở lớp đã thành thiếu nữ rồi mà con chị thì vẫn cứ như con cá rô đực khiến chị lo lắng vô cùng.
‘Bạn bè của con bé có đứa lớn từ khi mới học lớp 4. Phần lớn các bạn lớp 6 – 7 đã thành người lớn cả rồi, mà con bé nhà tôi lớp 11 vẫn chưa thấy gì. Tôi phải cho đi khám thôi chứ đê mãi như này không khéo con có bệnh gì mà không biết’, người mẹ tâm sự trong lo âu.
Chuyên gia nói gì?
Theo Ths. Liên Hương (Viện Y học Ứng dụng Việt Nam) cho hay: Dậy thì là giai đoạn cơ thể trẻ bắt đầu chuyển đổi thàn cơ thể của người trưởng thành. Còn muộn là khi các dấu hiệu trưởng thành về mặt thể chất lẫn sinh lý không xuất hiện ở độ tuổi mong muốn.
Độ tuổi trung bình mà các chuyên gia đưa ra là từ 8 – 13 ở bé gái và 9 – 14 ở bé trai. Mỗi bé sẽ có độ tuổi lớn khác nhau nhưng nếu 2 – 2,5 năm sau độ tuổi mong muốn, thì tức là trẻ có thể đã bị lớn muộn.
Dấu hiệu điển hình là không phát triển vùng 'đồi núi' ở bé gái và không phát triển vùng ‘nhỏ’ ở bé trai.
Ths. Liên Hương cho rằng: Nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này hiện chưa rõ ràng và nó hoàn toàn có thể tự biến mất. Có một số trường hợp là do di truyền theo gia đình.
Một số yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng đến thời gian trưởng thành của các bé gồm:
+ Chậm phát triển về mặt thể chất: Dấu hiệu đặc trưng là tầm vóc thấp bé, thành người lớn muộn và tuổi xương. Chậm phát triển về mặt thể chất có thể làm tăng nguy cơ dậy thì muộn. Nó thường do di truyền trong gia đình và chỉ được chẩn đoán sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
+ Nguyên nhân về mặt sức khỏe tiềm ẩn như bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của trẻ.
+ Sự rối loạn về mặt di truyền
+ Suy dinh dưỡng
+ Hoạt động thể chất quá nhiều
+ Căng thẳng
+ Sử dụng các thuốc điều trị tâm thần.
Nên cho trẻ đi khám nếu có điều bất thường. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu
Dấu hiệu trẻ thành người lớn muộn
Theo Ths. Liên Hương, dấu hiệu phổ biến nhất là chậm phát triển ở trẻ như:
+ Với bé gái, triệu chứng bao gồm không phát triển thành người lớn khi đã 12 tuổi, quá 5 năm kể từ khi ng.ự c phát triển nhưng vẫn chưa có chu kỳ đầu tiên, không có chu kỳ khi đã 15 tuổi.
+ Với bé trai, các biểu hiện bao gồm: Không mọc lông hoặc lông mọc bất thường, không phát triển t i n h h o à n ở tuổi 14, quá 5 năm nhưng cơ quan trọng yếu vẫn chưa phát triển đầy đủ.
Bao lâu nay mọi người đều lo lắng đến tình trạng con lớn sớm nhưng thực ra tình trạng lớn muộn như này cũng rất đáng ngại. Bởi, con sẽ gặp áp lực về mặt tâm lý, cảm giác mình không giống các bạn thực sự không dễ dàng gì.
Vì vậy, các mẹ nếu thấy con có những triệu chứng kể trên, tốt nhất là cho con đi khám ngay để có gì còn điều trị kịp thời. Bây giờ, tâm lý, cảm xúc của con trẻ rất khó kiểm soát. Thế nên các mẹ hãy quan tâm con nhiều hơn để biết và hiểu rõ con, đừng để đến lúc phải hối hận vì chuyện đáng tiếc. Những cái này báo chí đều đã nói nhiều rồi đó ạ.
Nguồn: Tổng hợp