Thời gian gần đây có rất nhiều trẻ bị rắn độc cắn mọi người ạ. Có trường hợp may mắn được cứu chữa kịp thời, nhưng cũng có bé không qua khỏi do nhiễm độc quá nặng.

Như trường hợp một bé gái mình vừa đọc được trên báo mới đây, bị rắn cắn khi đang ngủ. Dù được mẹ phát hiện và đưa đi viện cấp cứu ngay sau đó, nhưng vẫn không thể cứu được.

Giờ mình chia sẻ câu chuyện để mọi người cảnh giác nha.

hình ảnh

Nhiều trẻ bị rắn cắn phải cấp cứu. Ảnh minh họa/Nguồn: Infonet

Đang ngủ, bé gái 4 tuổi bị rắn cạp nia cắn không qua khỏi

Bé gái xấu số này là S.T.N.N. (4 tuổi, ở thôn Ma Y, xã Phước Tân, huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

Khoảng hơn 0h ngày 16/5, chị Tú (mẹ bé) dậy đi vệ sinh thì thấy bé N. bị ói, lơ mơ. Khi kéo chiếc màn thì thấy con rắn cạp nia đang ở ngay dưới chân con gái.

Biết đó là rắn đ.ộ.c, nên gia đình đưa bé N. đến Trung tâm Y tế huyện Sơn Hòa cấp cứu ngay và được chuyển lên bệnh viện tỉnh trong đêm.

Qua hình ảnh người nhà cung cấp, bước đầu xác định đây là loại rắn cạp nia, một loại rắn rất độc. Tuy nhiên ở bệnh viện Sản - Nhi và bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên đều không có huyết thanh kháng nọc loại rắn này.

Bác sĩ Phạm Văn Minh, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên cho biết, sau một tuần điều trị, nhưng tình trạng của bé N. tiến triển nặng hơn, suy gan, thận, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, tiên lượng không qua khỏi nên gia đình xin đưa cháu về nhà.

‘Bệnh viện không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia, chúng tôi đã liên hệ tới bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 cũng không có huyết thanh kháng nọc độc loại rắn này nên không thể đưa bé chuyển viện được’, bác sĩ Minh chia sẻ.

Thông tin từ người thân của bé N. cho biết, sau khi được đưa từ bệnh viện về nhà, bé N. đã không qua khỏi.

Các bác sĩ cho biết, cạp nia thuộc họ rắn hổ, da màu đen xanh, có những khoang trắng đen rõ nét nối tiếp nhau.

Rắn cạp nia là rắn đ.ộ.c có phổ biến ở Việt Nam, sống hoang dại. Nọc của rắn cạp nia có thể gây nhiễm độc thần kinh với các biểu hiện sụp mi mắt, nuốt nước miếng không được, nói đớ, khó thở và diễn tiến ngưng thở, không qua khỏi nếu không cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ Minh khuyến cáo thời điểm chuyển mùa các loại rắn (kể cả loài có đ.ộ.c) thường hay bò vào nhà. Với các gia đình, đặc biệt ở vùng nông thôn và miền núi, cần kiểm tra kỹ nhà cửa, bít các lỗ hổng để ngăn rắn, rết.

hình ảnh

Bé gái 4 tuổi bị rắn cắn không qua khỏi. Ảnh minh họa/Nguồn: read01

Chuyên gia cảnh báo cần cẩn trọng với các loại rắn cực đ.ộ.c

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết, trừ một số loài rắn có nọc đ.ộ.c gọi là rắn đ.ộ.c, còn lại đa số rắn thường không nguy hiểm gọi là rắn lành.

Vì vậy phải nhận dạng loại rắn đó là rắn gì để kịp thời thông báo cho bác sĩ để điều trị bằng loại kháng huyết thanh phù hợp.

Rắn đ.ộ.c có 2 họ gồm: họ rắn lục (rắn lục xanh, chàm quạp) và họ rắn hổ (rắn hổ đất, hổ chúa, hổ mèo, cạp nong, cạp nia).

Quan sát nhanh vết cắn để xác định có phải bị rắn đ.ộ.c cắn hay không bằng các biểu hiện như: sưng nhiều, vết cắn có 2 dấu răng nọc, đau nhức nhiều ở chỗ bị cắn.

Cụ thể, với rắn họ hổ: Dấu hiệu tại chỗ ít và dấu hiệu toàn thân là chóng mặt, khó thở, mắc ói, yếu liệt chi.

Còn với rắn họ lục: Dấu hiệu tại chỗ là sưng, bầm, xuất huyết da, hoại t.ử và da phồng rộp chứa đầy dịch.

Bác sĩ Tiến cảnh báo, cho dù bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu.

Đặc biệt khi bị rắn đ ộ c cắn hoặc cho dù là chỉ nghi ngờ rắn cũng cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế.

Các bước sơ cứu khi bị rắn cắn như sau:

- Cho người bệnh nằm yên và trấn an họ.

- Đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu chất đ ộ c.

- Rửa sạch vết thương bằng nước và xà bông.

- Dùng gạc mát phủ lên vết cắn để giảm sưng đau.

- Dùng băng thun hoặc vải sạch lên vết cắn và phía trên vết cắn.

- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử lý các bước tiếp theo.

Tóm lại hiện giờ đang mùa mưa nên nguy cơ bị rắn cắn là rất cao, sau những gì báo chí vừa chia sẻ, mọi người nhớ cảnh giác và xử lý đúng cách khi không may bị rắn cắn nha.

Nguồn: Tổng hợp