Nhiều mẹ cũng lạ ghê, nuôi con, chăm con từ khi đỏ hỏn tởi 1, 2 tuổi mà thấy con liên tục có những biểu hiện là cũng không cho đi khám. Như nhà em, con bé con mà có gì lạ là cho đi khám luôn, tốn kém nhưng yên tâm, có bệnh gì bác sĩ chữa cho ngay còn kịp.
Sáng nay đọc thấy trên báo có vụ này, các mẹ nên đọc để lấy làm bài học nhé, đừng bao giờ thờ ơ khi chăm sóc con nhỏ nha.
Ảnh: Internet
Mới đây, bác sĩ Hoàng Hải Đức (Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết mình vừa tiếp nhận một bé tên Vy (2,5 tuổi ở Hà Nội). Theo lời kể của chị Phương (mẹ bé Vy) thì bé Vy từ khi sinh ra cho đến nay sức khỏe hoàn toàn bình thường, ăn uống tốt. Tuy nhiên, khi Vy bắt đầu tập đi thì mọi người trong gia đình thấy vai bé bị lệch hẳn sang một bên và khi biết đi hẳn thì chân khập khiễng, bên thấp, bên cao.
Thấy lạ nên chị quyết định đưa con đi khám. Bác sĩ sau khi kiểm tra, chụp X-quang thì kết luận bé bị trật khớp háng bẩm sinh. Tức là Vy đã mắc bệnh này ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh nhưng bố mẹ không hề biết. Sau đó, Vy phải nhập viện và thực hiện phẫu thuật điều trị ngay lập tức.
Khi nhận kết quả, chị Phương rất bất ngờ và nhớ ra rằng, trước đây khi con còn nhỏ, mỗi lần chị thay bỉm cho Vy hoặc cho con đi vệ sinh thì bé khóc thét lên rất to.
"Lúc đấy tôi chỉ nghĩ con ăn vạ mẹ nên kệ, không ngờ đấy lại là biểu hiện bệnh, tôi rất ân hận", chị Phương nghẹn ngào.
Trật khớp háng là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Theo BS Đức, trật khớp háng bẩm sinh là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Mỗi năm khoa tiếp nhận khoảng 50 - 70 bệnh nhi điều trị phẫu thuật trật khớp háng. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc căn bệnh này là 1/800 (từ là có 800 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ mắc bệnh này).
Đây là căn bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy, nhất là các bé gái khi tới tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, vì không cho ra biểu hiện rõ ràng nên trẻ được phát hiện bệnh muộn, lỡ mất thời gian vàng điều trị dẫn tới nhiều biến chứng.
Ảnh: Internet
Dấu hiệu nhận biết trật khớp háng bẩm sinh
BS Đức cho biết, trật khớp háng bẩm sinh hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng. Các nghiên cứu cho rằng yếu tố gây bệnh có thể là do thai phôi ngược, thiếu ối, người thân có tiền sử trật khớp háng....
Khi trẻ vừa chào đời, rất khó để phát hiện bệnh, do đó trong quá trình chăm sóc con, bố mẹ cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh như sau:
Đối với trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh, tiến sĩ Đức cho rằng khi mới sinh ra sẽ rất khó phát hiện. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu gợi ý, các phụ huynh khi chăm sóc con cần chú ý, đó là:
- Hai chân chênh lệch chiều dài. Khi trẻ nằm thẳng thầy 1 chân dài hơn chân còn lại. Khi trẻ biết đi thì chân tập tễnh, bên thấp bên cao..
- Bàn chân bên bị trật khớp sẽ đổ ra bên ngoài khi trẻ nằm duỗi
- Trẻ có những nếp lằn mông, đùi ở bên bị trật khớp háng dài hơn bên lành
- Quấy khóc khiến bố mẹ khó khăn khi thay bỉm, tã, quần, cho trẻ đi vệ sinh
BS Đức nhấn mạnh, để phát hiện trật khớp háng bẩm sinh sớm thì nên thực hiện sàng lọc qua siêu âm, lâm sàng ở các bênh viện nhi. Trẻ bị trật khớp háng nên điều trị càng sớm càng tốt.
Nguồn: Tổng hợp