Ui các chị ơi mấy hôm nay con nhà em bị sốt do mọc răng, nên ban đêm em toàn để cái nhiệt kế ở đầu giường phòng nhỡ con sốt đỡ phải dậy đi lấy. Tuy nhiên sáng này vừa lên mạng đọc ngay được câu chuyện một em bé mới 2 tuổi, phải vào một bệnh viện ở Hồ Nam (Trung Quốc) cấp cứu cấp cứu do cắn vỡ nhiệt kế mà em hoảng quá.
Em bé nói trên là Xiong Weiju (ở Trương Gia Giới, Hồ Nam, Trung Quốc). Theo chia sẻ của chị Triệu (mẹ của cậu bé), vì trước đó em bé bị sốt nên chị ấy đã mang nhiệt kế ra để đo nhiệt độ cơ thể cho con. Thế nhưng khi thấy nhiệt độ bình thường, chị liền đặt luôn chiếc nhiệt kể ở bàn và vào bếp nấu ăn. Do tò mò, cậu bé đã lấy nhiệt kế để chơi, say đó cho vào miệng ngậm rồi vô tình cắn chiếc nhiệt kế khiến nó vỡ ra, thủy ngân tràn vào miệng và đi vào bụng cậu bé.
Hình ảnh chiếc nhiệt kế mà cậu bé 2 tuổi vô tình cắn vỡ. Ảnh: Internet
Ngay sau khi quay trở lại giường và nhìn thấy cảnh tượng này, chị Triệu đã rất lo sợ nhưng cô hoàn toàn bình tĩnh để xử lí tình huống. Đầu tiên chị dùng tay lấy mảnh thủy tinh trong miệng con trai, hành động này chỉ làm trong vài giây và bế con ra khỏi khu vực nhiệt kế bị vỡ để tránh cho con hít phải thủy ngân. Sau đó, chị đưa con tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Cậu bé được bác sĩ kiểm tra và cho đi chụp CT bụng, kết quả cho thấy niêm mạc miệng không bị tổn thương, trạng thái tinh thần tốt, không có triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Thế nhưng lại có thủy ngân nằm trong dạ dày. Lúc này, bác sĩ đã cho bé uống nhiều sữa để thúc đẩy bài tiết thủy ngân, không cho thủy ngân hấp thụ sâu vào cơ thể.
Và cũng nhờ được cấp cứu kịp thời, sức khỏe cậu bé đã ổn định. Hơn nữa, người mẹ còn được bác sĩ khen ngợi vì hành động cứu nguy nhanh chóng, bế con ra khỏi vùng có thủy ngân.
Vì sao hành động bế con ra khỏi vùng có thủy ngân của người mẹ được bác sĩ khen ngợi?
Theo các bác sĩ, nếu như không may bé nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế cũng không đáng lo ngại, bởi nó có thể bị đào thải qua đường tiêu hóa, nhưng nếu HÍT PHẢI thì sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế người mẹ được bác sĩ khen là rất thông minh khi bế con ra ngay khỏi khu vực có thủy ngân phát tán trong không khí.
Điều này là bởi khi hít phải thủy ngân, nó sẽ hấp thụ qua đường hô hấp, qua các phế nang đi vào trong máu, thận, hệ thần kinh và dễ gây ngộ độc cơ thể. Vậy nên, điều mà cha mẹ nên làm lúc đó là hãy ngay lập tức bế con tránh xa khu vực nhiệt kế vỡ để không hít phải thủy ngân và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Qua câu chuyện trên, khi thấy con vô tình làm vỡ nhiệt kế, trong miệng có thủy tinh, nuốt phải thủy ngân thì phải làm các việc sau:
- Cha mẹ cần kiểm tra, xác định được còn thủy tinh trong miệng con hay không để lấy ra, tránh không cho bé nuốt xuống, tăng nguy cơ bị thủng ruột.
- Tốt nhất không nên cho béuống nước ngay, tránh làm bé nuốt thêm mảnh thủy tinh thừa vào gây thủng ruột.
- Không nên móc họng hay ép trẻ nôn ra vì có thể sẽ khiến các mảnh thủy tinh làm trầy xước miệng
- Cần nhanh chóng bế trẻ ra khỏi vùng có thủy ngân, để tránh khi chất này bay hơi trong không khí, nếu hít phải sẽ gây hại cho sức khỏe
- Cần thay toàn bộ quần áo của bé trong trường hợp thủy ngân dính vào quần áo.
- Rửa sạch tay, mặt và mắt của bé với nước muối sinh lý, sau đó đưa con tới bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời
Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả chính là việc ngăn không để trẻ tiếp xúc với những vật dụng nguy hiểm như nhiệt kế thủy ngân, vậy nên khi sử dụng xong, các mẹ cần để nhiệt kế tránh xa khỏi tầm tay trẻ.
Nguồn: Tổng hợp