Con nhà mình gần 3 tuổi nhưng dạo này rất hay bị chảy máu cam. Sáng qua 2 vợ chồng đưa con đến phòng khám của một bác sĩ tai mũi họng, nghe bác ấy bảo trẻ giai đoạn này chảy máu cam không đáng lo lắm, lớn lên chút bé sẽ hết thôi nên mình cũng yên tâm. Rồi bác ấy cũng hướng dẫn mình các bước sơ cứu cho con mỗi khi con găp tình trạng này đấy ạ.
Cho đến trưa nay khi đang vào mạng tìm hiểu một số thông tin về tình trạng chảy máu cam ở trẻ, thì bất chợt đọc được câu chuyện đau lòng về một bé trai 2 tuổi qua đời sau khi chảy máu cam vì được mẹ sơ cứu bằng cách sai lầm, mà thương quá các mẹ ạ.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Bé trai xấu số nói trên là Tiểu Cường (ở Trung Quốc). Vào 1 ngày trong khi đang chơi đồ chơi ở nhà, cậu bé đột nhiên bị chảy máu cam nên ngay lập tức chạy đến chỗ mẹ người. Người mẹ ngay khi nhìn thấy liền bắt cậu bé ngẩng cao đầu lên và bịt ngay 2 lỗ mũi bằng giấy vệ sinh để cầm máu. Thế nhưng sau 1 lúc, cậu bé bị choáng váng, tức ngực, bắt đầu thở gấp bằng miệng rồi ngã lăn ra đất.
Lúc này người mẹ hoảng hốt rút giấy vệ sinh trong mũi cậu bé ra và nhanh chóng gọi xe cấp cứu, nhưng khi đến bệnh viện, bác sĩ nói cậu bé đã qua đời.
Vậy vì sao bé trai 2 tuổi qua đời sau khi vì chảy máu cam dù đã được mẹ sơ cứu?
Nói về nguyên nhân khiến bé trai 2 tuổi qua đời vì chảy máu cam, bác sĩ cho biết, mẹ của cậu bé đã sai lầm trong cách xử lý chảy máu cam, dẫn đến hậu quả đáng buồn.
Theo giải thích của bác sĩ thì việc ngẩng đầu nhìn lên trời khi đang bị chảy máu cam sẽ tạo điều kiện cho máu tràn vào đường hô hấp nhanh, rất dễ gây ra ngạt thở.
Không chỉ vậy, trong trường hợp chảy máu mũi do chấn thương, nếu ngửa mặt lên như hướng dẫn của người mẹ trong câu chuyện trên còn để lại hậu quả nguy hại hơn. Đó là ngoài việc gây tắc đường thở, còn có thể dẫn tới nhiễm trùng nội sọ.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
HƯỚNG DẪN CÁCH SƠ CỨU ĐÚNG KHI TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM
Để tránh trường hợp đáng tiếc như câu chuyện của cậu bé 2 tuổi nói trên, các mẹ nhớ sơ cứu đúng cách cho con khi không may bé rơi vào tình trạng này theo các bước sau:
+ Để trẻ ngồi vào lòng bạn và hướng dẫn bé thở bằng miệng, sau đó dùng ngón tay đè vào cánh mũi bị chảy máu 5-7 phút (nếu xác định được lỗ mũi nào chảy máu, có thể ấn tay vào bên lỗ mũi chảy máu). Việc này sẽ giúp ép chặt điểm chảy máu ở vách ngăn và làm ngưng chảy máu.
+ Vẫn để trẻ trong tư thế ngồi, hơi cúi đầu về phía trước (lưu ý không nhìn lên) để khạc máu trong miệng ra. Nếu để trẻ ngẩng đầu lên, máu chảy không tự chủ sẽ chảy ngược vào dạ dày, gây kích ứng ruột gây nôn trớ hoặc đau bụng.... Đặc biệt, nếu chảy máu nhiều, dễ gây tắc đường thở.
+ Chườm khăn lạnh lên trán và mũi để làm co mạch máu mũi, cũng có thể đạt được mục đích cầm máu.
+ Trong trường hợp sau khi sơ cứu mà máu vẫn tiếp tục chảy, hoặc bé chảy máu mũi nhiều lần, bé cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh, bé thở khò khè hoặc có hiện tượng khó thở, thậm chí là nôn ra máu và có thể kèm theo sốt (hoặc phát ban) thì các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.
+ Trong thời gian chảy máu cam không nên cho bé ăn uống đồ nóng, chỉ nên ăn thức ăn ấm, mát, giàu đạm, vitamin, sắt. Các loại nước hoa quả, sữa, cháo... cần cho trẻ ăn nhiều để nhanh hồi phục sức khỏe.
+ Nhắc bé không thực hiện thói quen ngoáy mũi, vì hành động này dễ làm tổn thương niêm mạc mũi, rất dễ gây ra tình trạng chảy máu cam.
Nguồn: Tổng hợp