Đầu năm học mới nhìn thằng con trai 6 tuổi vừa bước vào lớp 1 của mình phải khoác trên vai chiếc ba lô to bự với 1 đống sách vở bên trong mà xót xa. Mình chỉ lo cột sống của trẻ nhỏ vốn còn yếu, nếu đeo vác nặng sẽ ảnh hưởng không nhỏ.

Vậy nên hôm qua mình vào mạng để tìm hiểu cặp sách chống gù cho học sinh để đặt mua cho con, thì vô tình đọc được bài cảnh báo của chuyên gia nói rằng, nếu chưa bị bệnh cột sống thì tốt nhất không nên đeo cặp chống gù các mẹ ạ.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Đeo cặp sách nặng ảnh hưởng xấu lên cột sống của trẻ như thế nào?

Khi nói về tác hại của việc cho trẻ đeo cặp sách nặng, TS Lê Anh Dũng, Giám đốc Công ty Thiết bị giáo dục cho biết, việc mang vật nặng trong thời gian dài và thường xuyên trên lưng không chỉ khiến trẻ dễ bị đau lưng, vẹo cột sống mà còn bị gù lưng, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, theo TS Dũng thì tình trạng gù lưng, vẹo cột sống ở trẻ nhỏ còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Chẳng hạn như:

+ Mắt em học sinh kém, bị cận thị mà lại bị xếp ngồi tận cuối lớp. Khi học, em cứ phải dướn mắt lên nhìn thì chắc chắn là sẽ bị vẹo cột sống.

+ Chiếc bàn quá thấp hoặc cao, khi ngồi học phải với lên hay cúi oằn xuống, cột sống bị đè nén, cũng dễ dẫn đến cong, vẹo.

Vì vậy, TS Dúng cho rằng, tác dụng của cặp chống gù lên cột sống của trẻ thực ra là không nhiều. Nếu không cải thiện những thói quen xấu thì cho dù có đeo cặp chống gù cũng không có nhiều ý nghĩa

Vậy cặp chống gù có thể giúp trẻ không bị gù lưng?

Nói về điều này, TS Dũng cho biết, với một chiếc cặp chống gù được thiết kế chuẩn, có tác dụng chống gù thực sự, không phải là rẻ, thậm chí lên đến hàng gần chục triệu đồng.

Hơn nữa, theo TS Dũng thì để chống gù lưng cho học sinh, có nhiều biện pháp khác nhau, không nhất thiết phải dùng cặp chống gù, chẳng hạn như:

+ Thường xuyên kiểm tra nội dung bên trong cặp có những gì. Các đồ vật, quyển vở, sách nào không cần thiết thì nên để ở nhà.

+ Thường xuyên dọn dẹp chiếc cặp, cha mẹ có thể loại bỏ những thứ vô bổ mà trẻ thường nhét vào đó khi thấy thích và rồi quên bỏ ra.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

CHUYÊN GIA KHUYÊN

Để tránh trẻ bị gù, TS Dũng khuyên:

+ Khối lượng tối đa của chiếc cặp mà cơ thể trẻ nhỏ có thể chịu là khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Với trẻ từ 5 - 17 tuổi, cặp sách không được nặng quá 10% trọng lượng cơ thể.

+ Cần dạy trẻ biết ngồi đúng khi học bài. Chiều cao bàn, ghế cần phù hợp với chiều cao trẻ.

+ Hướng dẫn trẻ tập thể dục thường xuyên.

+ Khi ngồi học, không được đóng khung cố định một tư thế.

+ Đối với trẻ đã bị gù lưng, vẹo cột sống, ngoài việc sử dụng cặp chống gù thì phải tiến hành điều trị cột sống, cải thiện vận động để giữ cột sống phát triển bình thường.

Nguồn: Tổng hợp