Em nuôi 2 đứa con đứa nào cũng hơn 10 tháng đã biết đi, còn mấy đứa cháu và bọn trẻ hàng xóm xung quanh, bé nào muộn lắm thì cũng khoảng 1 tuổi hoặc 13 tháng tuổi. Thế mà trên mạng vừa có trường hợp 1 em bé dù đã 1,5 tuổi vẫn chưa biết đi các mẹ ạ. Điều ngạc nhiên là dù cháu mình chậm biết đi, nhưng bà nội khăng khăng đó là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh các mẹ ạ.
Đây là câu chuyện được chia sẻ bởi bác sĩ Đài Loan có tên là Vương Vĩ Lập. Trước đó thì bác sĩ Lập từng kiểm tra sức khỏe cho một em 1 tuổi 7 tháng được bà nội bế đi tiêm chủng. Khi vị bác sĩ này hỏi người bà là bé có tự đi lên cầu thang được không, thì bà của bé vẫn vô tư đáp là bé chưa đi được.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Thậm chí khi nghe bác sĩ Vương nói rằng, rất hiếm có trường hợp nào mà một đứa trẻ hơn 1,5 tuổi lại chưa biết đi, thì bà của bé không hề tỏ ra lo ngại, mà đáp lại rằng: "Tôi thấy cháu mình rất thông minh. Chẳng phải đứa trẻ càng thông minh thì càng lười biếng đó sao".
Không chỉ vậy, tình trạng của cháu bé không chỉ dừng lại ở việc chậm đi, mà thậm chí gia đình còn không dám cho bé ngồi trên ghế một mình, mà cả nhà thay nhau bế bé trên tay mỗi ngày.
Về ngôn ngữ của bé cũng có vấn đề, khi bác sĩ Vương hỏi bà rằng bé có gọi bố, mẹ hay bà được không?, thì được trả lời rằng bé thường hét hay khóc ré lên để được đáp ứng yêu cầu, còn lại bé rất lười phát âm mặc dù thỉnh thoảng bé cũng có bắt chước một số hành động của người lớn như gọi điện thoại, chải tóc…
Sau màn đối thoại trên, bác sĩ Vương nhận định rằng, tốc độ phát triển của cháu bà, dù đã 1,5 tuổi nhưng thậm chí còn chậm hơn đứa trẻ 10 tháng tuổi, bé đã mắc phải chứng chậm phát triển. Thế nhưng, khi nghe lời này từ bác sĩ, người bà không hề lo lắng, mà thậm chí còn tỏ ra vô cùng phẫn nộ và tức giận, không tin vào những gì bác sĩ nói, mà vẫn khăng khăng cháu mình phát triển chậm là tín hiệu của đứa trẻ thông mình.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Chậm phát triển biểu hiện như thế nào và khi nào mẹ cần phải cho con đi khám?
Thứ nhất: Bé bú mẹ khó khăn
Trí thông minh của trẻ cũng có thể liên quan đến vấn đề ăn uống, cụ thể là với trẻ sơ sinh có thể gặp vấn đề trong bú mẹ như mút sữa khó khăn, dễ bị nôn trớ.
Thứ 2: Chậm biết cười
Bình thường trẻ sơ sinh từ 3-4 tháng đã biết cười tươi khi người lớn trêu đùa. Thế nhưng với 1 em bé từ 6 tháng - 1 tuổi mà vẫn hiếm khi cười, thì đây là biểu hiện cho thấy bé gặp bất thường về trí não.
Thứ 3: Khả năng vận động kém
Khả năng vận động của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như trí não phát triển không bình thường, dẫn đến việc lẫy, ngồi, bò, đi đều sẽ chậm hơn so với những em bé khác. Đặc biệt dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ càng biểu hiện rõ nét ở việc tập đi của bé. Nếu bé từ 18 tháng, thậm chí đến 3 tuổi còn chưa biết đi thì cha mẹ phải cẩn trong.
Thứ 4: Biết nói muộn
Thông thường trẻ em từ 7 tháng đã bắt đầu nói ê a, đến 1 tuổi thì bập bẹ được vài từ đơn. Sang 1,5 tuổi trẻ có thể nói được nhiều từ hơn, 2 tuổi đã trả lời được các vấn đề đơn giản cha mẹ đặt ra và tới 3 tuổi trẻ có khả năng biểu đạt được chuẩn xác ý nghĩ của mình. Tuy nhiên nếu con bạn biết nói chậm chạp hơn so với thông thường thì hãy chú ý vì bé có khả năng mắc chứng chậm phát triển trí tuệ.
Thứ 5: Năng lực tập trung kém
Một em bé có năng lực tư duy logic hạn chế, chậm phát triển trí não biểu hiện như: Trẻ thường không chú ý đến các vấn đề xung quanh, chỉ nhìn thoáng qua hoặc không nhìn theo các đồ vật, thiếu sự chú ý.Thậm chí cho dù chúng có hứng thú với thứ gì đó thì thời gian sẽ rất ngắn và phản ứng đặc biệt chậm chạp.
Tại sao trẻ bị chậm phát triển?
Do suy giáp
Chậm phát triển ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của một tuyến giáp kém hoạt động. Điều này bởi tuyến giáp chịu trách nhiệm giải phóng các hormone thúc đẩy sự phát triển bình thường, vì vậy với những trẻ bị suy giáp có tuyến giáp hoạt động kém.
Do bệnh lý
Trẻ mắc tình trạng này xương sẽ phát triển chậm hơn so với tuổi, trẻ cũng có xu hướng dậy thì muộn hơn độ tuổi, từ đó dẫn đến chiều cao dưới mức trung bình trong những năm đầu tuổi thiếu niên, nhưng trẻ có xu hướng bắt kịp bạn bè khi trưởng thành. Tuy nhiên, tốc độ phát triển trí não của lại hoàn toàn bình thường.
Do tiền sử gia đình có vóc dáng nhỏ bé
Trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi nếu như cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình có vóc dáng thấp bé.
Do thiếu hóc môn tăng trưởng
Trong những trường hợp bình thường, GH thúc đẩy sự phát triển của các mô cơ thể. Trẻ bị thiếu hóc môn tăng trưởng một phần hoặc toàn bộ sẽ không thể duy trì tốc độ phát triển. Điều này bởi hóc môn tăng trưởng vốn dĩ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các mô cơ thể.
Nguồn: Tổng hợp