Gần đây xảy ra không ít trường hợp trẻ nghĩ quẩn, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Và điều này đã khiến nhiều bố mẹ bàng hoàng, cảm thấy bản thân chưa thực sự thấu hiểu con mình hơn.
Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm chung ở trẻ em là 2%. Riêng lứa tuổi vị thành niên, tỷ lệ này dao động từ 5- 8% và phổ biến hơn ở trẻ sau tuổi dậy thì.
Trầm cảm thường đi kèm các biểu hiện như buồn chán hầu như cả ngày, nhìn tương lai ảm đạm, bi quan, cảm giác tự ti và không xứng đáng, có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc quyên sinh, ăn không ngon hoặc ăn nhiều, rối loạn giấc ngủ…
Vậy bố mẹ cần làm thế nào để dự phòng bệnh trầm cảm cho con?
Sau khi đọc thông tin trên báo Vietnamnet, mình thấy Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường chỉ ra 6 điều cha mẹ nên làm giúp trẻ phòng tránh các bệnh tâm lý, trầm cảm.
Giờ mình chia sẻ lại để mọi người tham khảo, giúp con cái dễ dàng vượt qua nha.
Dưới đây là 6 điều bố mẹ nên làm giúp trẻ phòng tránh bệnh trầm cảm ở trẻ, bao gồm:
Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm tuổi vị thành niên dao động từ 5- 8%. Ảnh minh họa/Nguồn: Sohu
Thứ nhất: Dành thời gian cho con
Bác sĩ Cường cho biết, do cuộc sống ngày càng bận rộn, bố mẹ dành cả ngày để làm việc nên khi về đến nhà thường có cảm giác mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, vì thế thời gian dành cho trẻ ngày càng ít.
Trong khi trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần được sự quan tâm để không có cảm giác bị bỏ rơi, hụt hẫng. Do đó, bố mẹ nên cố gắng sắp xếp thời gian ở bên con như đưa đón trẻ đi học, đưa đi chơi, đi ăn uống….
Thứ 2: Khuyến khích con phát biểu, nói ra ý kiến của mình
Theo Bác sĩ Cường, những liều thuốc về tinh thần luôn mang lại kết quả không ngờ. Vì vậy, hãy khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến của mình dù đúng sai.
Nếu con nói sai, không nên quát tháo vì có thể khiến khiến bé không dám bày tỏ ý kiến trong những lần sau.
‘Khuyến khích con cũng là một cách giúp tăng tình cảm gắn kết của bố mẹ và con cái. Nhưng cũng nên lưu ý, không nên khen trẻ quá nhiều vì có thể khiến bé tự phụ, kiêu căng’, bác sĩ cường khuyến cáo.
Thứ 3: Tìm hiểu những suy nghĩ của trẻ
Bố mẹ không nên lấy mơ ước của mình thành mơ ước của con, tạo những áp lực nên trẻ quá nhiều. Thay vào đó, hãy tâm sự để thấu hiểu con mình hơn, lắng nghe những gì con mình muốn, trò chuyện với bé, sau đó tìm hướng giải quyết.
Bố mẹ có thể tìm đọc những cuốn sách nói về suy nghĩ, tâm sinh lý của trẻ ở các độ tuổi khác nhau, để dễ dàng trò chuyện và thấu hiểu con hơn.
Thứ 4: Thưởng phạt công bằng, kỷ luật đúng
Bố mẹ mẹ nên thưởng phạt công bằng để trẻ không có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu trong nhà có từ 2 con trở lên, trẻ có thể xuất hiện tâm lý so sánh.
Bởi vậy, hãy đối xử công bằng với các con, làm đúng có thưởng, làm sai bị phạt. Đồng thời hãy cố gắng không làm trẻ có cảm giác cha mẹ thiên vị anh, chị, em hơn, dẫn tới tâm lý tổn thương.
BS nhi chia sẻ 6 việc bố mẹ nên làm khi con trầm cảm. Ảnh minh họa/Nguồn: QQ
Thứ 5: Xây dựng thói quen tốt cho con
Để bé có tinh thần khỏe mạnh, bố mẹ có thể hướng trẻ tới một số thói quen tốt, chẳng hạn khuyến khích con chơi thể thao.
Bởi việc tham gia hoạt động thể chất cùng bạn bè sẽ giúp bé hòa đồng hơn, cân bằng sau giờ học tập căng thẳng. Ngoài ra, cho con học một số môn nghệ thuật nếu bé hứng thú sẽ giúp phát triển trí thông minh, giảm áp lực với các môn logic trên lớp học.
Bố mẹ cũng nên cho con có thời gian giải trí và thư giãn sau khi học căng thẳng, khuyến khích bé tự tin vào bản thân, không nên tuyệt vọng.
Thứ 6: Đặt mình vào vị trí của trẻ, không dọa nạt, quát mắng
Theo bác sĩ Cường, bố huynh cần từ bỏ thói quen quát mắng, dọa nạt trẻ. “Người lớn luôn có lý do khi làm việc gì đó, trẻ nhỏ cũng vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ để xem trẻ muốn gì và vì sao làm vậy. Từ đó, bố mẹ sẽ hiểu và cảm thông hơn cho con.
Thực tế, suy nghĩ về một việc ở góc độ của trẻ con và người lớn rất khác nhau, vì thế đừng vội áp đặt suy nghĩ của bố mẹ lên con. Hãy thử nghĩ theo cách nghĩ của các bé’, bác sĩ Cường nhấn mạnh.
Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, mọi người tham khảo để hiểu rõ con mình và xử lý đúng cách khi con bị trầm cảm nha.
Nguồn: Tổng hợp