Hôm nay lướt facebook thấy các mẹ rầm rộ cảnh báo loại bọ xít hút máu nguy hiểm, có thể gây tử vong. Xem xong mới giật mình nhớ ra là em đã từng thấy con này bám trên giường ngủ của gia đình. Nhưng khi đó chỉ nghĩ là con bọ xít bình thường nên vứt nó ra ngoài dân thôi.

Bé gái 5 tuổi bị rận mu kí sinh trên mi mắt phải đi viện: Bác sĩ nhắc mẹ đừng để lây bệnh cho con

Sau đó đọc báo thì thấy có trường hợp bệnh nhi là bé gái, 12 tuổi nhập viện vì bị con này đốt rồi đó ạ. Bé nhập viện BVĐK Đông Anh, Hà Nội trong tình trạng tỉnh, không sốt, sẩn đỏ dạng mảng trên da, môi tái, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Các bác sĩ nhanh chóng đánh giá đây là tình trạng phản vệ độ III, có nguy cơ trụy mạch, tử vong cao, sau đó đã tiến hành cấp cứu theo phác đồ của BYT.

Qua tìm hiểu từ gia đình, em bé và khám lâm sàng thì các bác sĩ xác định tình trạng phản vệ này là do "bọ xít hút máu". Loại này tên khoa học là Triatoma rubrofasciata, là vector truyền bệnh Chagas lưu hành phổ biến ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Chúng sinh sản trong mùa nóng, thường xuất hiện và phát tán mạnh vào tháng 6,7,8.

Loại này có xu hướng đốt trên mặt người. Ban ngày chúng thường ẩn mình trong các kẽ hở tường vách, chỗ tối trong nhà. Chúng thích sống trong các vật liệu bằng gỗ, lá…những nơi ít người qua lại. Ban đêm chúng mới thò ra đốt người.

Ngoài tình trạng phản vệ, độc tố do bọ xít hút máu còn gây tổn thương trên tim, đường tiêu hóa, hệ thống bạch huyết của cơ thể.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tình trạng này xảy nhà khá nhiều ở trẻ em, với nhiều mức độ từ nhẹ tới nguy kịch. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, thậm chí t.ử vong.

Với trường hợp em nhắc tới phía trên kia thì sau khi cấp cứu ban đầu, trẻ tiếp tục được duy trì thuốc vận mạch, bù dịch và theo dõi sát tối thiểu trong vòng 48 giờ để tránh tình trạng sốc phản vệ pha 2. Hiện tại sau 30 giờ điều trị tích cực, bé đã thoát sốc và toàn trạng ổn định.

Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác, nên mắc màn khi ngủ, dọn dẹp nhà cửa, gần giường, phòng ngủ, mở cửa để ánh áng chiếu vào để ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của loài côn trùng nguy hiểm này.

Cách nhận biết và xử lý khi bị bọ xít hút máu

Biểu hiện của người bị bọ xít đốt rất dễ nhầm lẫn với bệnh Zona thần kinh.

Bọ xít hút máu người có thân dài khoảng 9,5 - 33mm, phần bụng rộng và dẹp. Đầu và thân nhẵn, có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu. Loại côn trùng này thường đẻ trứng ở thành cửa, giường, tủ...

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Người bị bọ xít đốt hầu hết đều có biểu hiện toàn bộ vùng mặt, cổ bị ngứa đỏ, có những vùng phỏng rộng, lan tỏa nổi cộm, thậm chí một số trường hợp trên da có vệt "cày sâu" tạo mủ như "giời leo", gây bỏng rát. Dấu hiệu này rất dễ nhầm với bệnh Zona thần kinh.

Hầu hết những vết phỏng, ngứa sẽ mất đi sau 3 - 5 ngày nhưng cũng có người bị tổn thương sâu, rộng, sưng đau, mưng mủ, bội nhiễm khiến điều trị dài ngày hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Châu, khoa Côn trùng, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW, người dân không nên lo lắng quá về vết đốt của loài bọ xít hút máu này. Chất dịch của bọ xít hút máu có tính axit khiến vết đốt phồng rộp.

Khi phát hiện bị đốt, nên rửa sạch vết đốt bằng xà bông để sát khuẩn. Sau đó, bôi kem chống dị ứng côn trùng hoặc bôi các chất có tính sút nhằm trung hòa lượng axit như: Vôi, kem đánh răng... Sau đó khoảng 2 - 3 ngày, vết đốt dịu hẳn và sau 1 tuần sẽ khỏi. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì cần nhập viện ngay

Khi bị bọ xít đốt thì sau đó nên tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm để diệt bọ xít để tránh lần sau bị đốt tiếp nha các mẹ.

Nguồn tổng hợp