Làm thế nào để không phải “sợ hãi” khi nhắc đến béo phì. Trẻ từ 0 – 5 tuổi béo phì là vấn đề thường gặp – Mẹ đừng lo lắng vì đã có giải pháp phù hợp đế kiểm soát tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Trong nhịp sống hiện đại, với mức thu nhập ngày càng tăng cao thì nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng cho con cái luôn là vấn đề ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Kéo theo đó là tình trạng béo phì ở trẻ em đang tăng nhanh và làm “đau đầu” các bậc cha mẹ có con nhỏ, đặc biệt ở tại các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu về béo phì, các đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nguyên nhân và cả cách để kiểm soát tình trạng này hiệu quả nhé.
Tiêu chuẩn nào để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ?
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO), béo phì là tình trạng tích trữ quá mức chất béo tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể gây ra nhiều biến chứng có hại đối với sức khỏe của con người.
Ngày nay, có nhiều tiêu chuẩn giúp đánh giá trẻ có đang thừa cân hay béo phì hay không. Trong đó, có 02 tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến 5 tuổi dựa vào Z-Score và tính chỉ số khối cơ thể (BMI-Body Mass Index) đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên.
BMI được tính theo công thức:
Trong đó:
- Đơn vị BMI là kg/m2
- Cân nặng (kilograms)
- Chiều cao (mét)
Chỉ số BMI theo chuẩn WHO bình thường dao động trong ngưỡng 18.5 – 24.9 kg/m2, khi chỉ số ở ngưỡng này là bình thường. Nếu BMI dao động ở ngưỡng 25 – 30 kg/m2 là thừa cân và trên ngưỡng 30 kg/m2 là béo phì. Lưu ý: đối với người Việt Nam thì tính theo tiêu chuẩn dành riêng cho người Châu Á.
Trẻ em từ 0 đến 5 tuổi đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score
Biểu đồ tăng trưởng từ 0-5 tuổi theo cân nặng của bé trai theo WHO
Biểu đồ tăng trưởng từ 0-5 tuổi theo cân nặng của bé gái theo WHO
Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị béo phì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì, người ta đã tập hợp và đưa ra các yếu tố nguy cơ gây thừa cân béo phì. Cụ thể là:
Yếu tố gia đình
Các nghiên cứu đã cho thấy kết quả, béo phì có mang yếu tố di truyền, cụ thể nếu cha hoặc mẹ của trẻ bị béo phì thì có khả năng nguy cơ trẻ bị béo phì lên đến 80%. Ngoài ra, những trẻ khi sinh có cân nặng từ 4000g trở lên sẽ có nguy cơ bị béo phì cao hơn các trẻ sinh ra với cân nặng bình thường.
Yếu tố môi trường – xã hội
Lối sống thụ động của môi trường xung quanh cũng góp phần tác động mạnh mẽ lên trẻ nhỏ, khi các thành viên trong gia đình lười vận động và cho trẻ tiếp xúc với đồ dùng công nghệ từ rất sớm, tạo cho trẻ lối sống khép kín và hạn chế giao tiếp với thế giới bên ngoài làm cho trẻ lười vận động cũng làm tăng nguy cơ béo phì.
Yếu tố về dinh dưỡng
Cuộc sống hiện đại cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp thực phẩm mang đến những bữa ăn thật nhanh chóng và tiện lợi. Các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc và dần dần thức ăn nhanh là sự chọn lựa ưu tiên cho các bữa ăn của cả họ và con cái. Các loại thức ăn nhanh với hàm lượng chất béo cao như đồ chiên xào, nước ngọt, bánh kẹo,… dần trở thành thói quen ăn uống của trẻ.
Một số yếu tố khác
Bệnh lý nội tiết hay dùng thuốc cũng tiềm ẩn nguy cơ gây béo phì ở trẻ, tuy nhiên, các trường hợp này thường ít gặp.
Một số cách kiểm soát béo phì cho trẻ hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa (đặc biệt là bữa sáng), không để trẻ quá đói. Hạn chế cho trẻ ăn sau 8 giờ tối.
- Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, đồng thời cha mẹ nên dành thời gian nghiên cứu và học nấu ăn theo các công thức khoa học từ sách vở hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ tư vấn.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ trong giai đoạn phát triển.
- Hạn chế ăn những thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, các món chiên nhiều dầu mỡ, hạn chế cho trẻ uống các loại nước có gas, bánh kẹo ngọt.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh và các loại củ quả.
Thay đổi hành vi tạo thói quen sống lành mạnh:
- Không nên để trẻ tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện thử như tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng quá 2 giờ/ngày, có thể sẽ tạo một thói quen xấu làm trẻ lười vận động và không thích tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Bố mẹ nên cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài trời có tính vận động phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của trẻ.
- Khuyến khích trẻ chơi các hoạt động thể thao hằng ngày và tham gia giúp bố mẹ làm công việc nhà.
- Nhắc nhở trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng
- Cần thường xuyên cân đo định kỳ chiều cao, cân nặng để duy trì cân nặng lý tưởng cho trẻ. Nếu trẻ tăng cân quá giới hạn thì nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.