Bé bị tiêu chảy kéo dài phải làm sao là vấn đề nhiều bậc cha mẹ quan tâm, bởi nếu không được điều trị kịp thời thì trẻ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy kéo dài là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy kéo dài có biểu hiện bệnh như thế nào?
Trẻ được đánh giá là bị tiêu chảy khi có hiện tượng đi ngoài trên 3 lần /ngày, kèm theo các triệu chứng như phân lỏng, đau âm ỉ, đặc biệt tại phần khung của đại tràng. Tuy nhiên nếu, tình trạng này chỉ xuất hiện trong 1 - 2 ngày đầu rồi hết hẳn thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Trường hợp trẻ thường xuyên bị bệnh và kéo dài hàng tuần thì có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe của bé. Cha mẹ cần đưa con đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị khi có các biểu hiện bệnh sau đây:
- Tiêu chảy kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, lúc đỡ nhưng có lúc lại bị nặng hơn.
- Trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày và kéo dài trên 2 tuần.
- Trẻ đi ngoài phân có nhiều nước, lổn nhổn, có mùi chua hoặc màu vàng xanh
- Trẻ có triệu chứng mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy
- Trẻ biếng ăn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, sụt cân,..
- Trẻ bị khô mắt, còi xương, kèm theo xuất huyết khi bị tiêu chảy kéo dài
2. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài là gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé 2 tháng tuổi, trẻ 4 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài. Một số nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:
Độ tuổi
Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn, vì vậy những bé 2 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài thường khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Theo đó, khi lớn dần hơn thì tình trạng này cũng sẽ giảm dần.
Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng
Những trẻ bị suy dinh dưỡng thường sẽ bị tiêu chảy cao hơn so với những trẻ có hệ miễn dịch tốt. Bên cạnh đó, mỗi lần bị bệnh thì thời gian của những trẻ bị suy dinh dưỡng cũng kéo dài hơn.
Suy giảm miễn dịch
Trẻ 9 tháng bị tiêu chảy kéo dài hay bất kỳ trẻ nào bị suy dinh dưỡng thường bị suy yếu hệ miễn dịch, đặc biệt nếu trẻ còn mắc bệnh sởi thì nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài còn cao hơn.
Trẻ đã có tiền sử mắc bệnh tiêu chảy
Trong trường hợp trẻ thường xuyên bị bệnh tiêu chảy cấp hoặc đã bị tiêu chảy kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này và kéo dài hơn so với những trẻ bình thường.
Do chế độ ăn uống
Với những trẻ được uống sữa mẹ hoàn toàn sẽ có ít nguy cơ bị mắc bệnh tiêu chảy hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Bên cạnh đó, với những trẻ không dung nạp được đường lactose hay do cha mẹ sử dụng thức ăn không phù hợp, gây dị ứng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ tháng bị tiêu chảy kéo dài.
Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh
Trẻ nhỏ có thể phải sử dụng kháng sinh để điều trị một số bệnh lý. Tình trạng này cũng gây ra tiêu chảy kéo dài, bởi một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài,...
Ngoài những nguyên nhân kể trên, những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy kéo dài có thể kể đến từ các yếu tố như môi trường sống, vệ sinh không sạch sẽ, tiếp xúc với nguồn lây bệnh, các loại vi khuẩn tiếp cận với cơ thể trẻ gây ra bệnh tiêu chảy.
3. Bé bị tiêu chảy kéo dài phải làm sao?
Bé bị tiêu chảy kéo dài phải làm sao là câu hỏi rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm, bởi đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Dưới đây là thông tin bố mẹ có thể tham khảo khi con bị tiêu chảy kéo dài:
3.1. Xây dựng, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
- Khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy kéo dài thì cha mẹ nên dừng cho con uống sữa công thức hay sữa có chứa đường Lactose.
- Với bé 2 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài thì cha mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn - tăng số lần bú, có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tránh ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,... có thể làm ảnh hưởng đến lượng sữa khi mẹ cho trẻ bú sữa. Mẹ nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, giàu vitamin, protein, các yếu tố vi lượng để giúp chất lượng sữa tốt hơn cung cấp cho trẻ.
Với trẻ nhỏ bị tiêu chảy rơi vào tình trạng mất nước, thiếu nước điện giải thì cha mẹ cần chú ý cho trẻ đi bệnh viện ngay.
Còn với trẻ lớn hơn thì cha mẹ có thể hướng dẫn con ăn trong thời gian 5 ngày, tiếp tục cho bú sữa mẹ và có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua. Cung cấp chế độ dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày với nhiều loại thực phẩm, chế biến đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý, tránh các loại thức ăn có nồng độ thẩm thấu cao, nhiều đường, nước ngọt có ga. Khi ăn nên cho con ăn thành nhiều bữa.
3.2. Điều trị bằng kháng sinh
Bé 2 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài sẽ khác với trẻ 4 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài. Vì thế, trong mỗi trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá để xem xét trẻ có cần sử dụng kháng sinh để điều trị hay không?
- Nếu trong trường hợp trẻ đi ngoài phân có máu, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh điều trị kiết lỵ. Việc lựa chọn loại nào sẽ phụ thuộc vào kết quả sau khi đã thăm khám.
- Điều trị kháng sinh cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài khi có dấu hiệu nhiễm trùng như: Viêm đường tiết niệu, Viêm phổi, Nhiễm trùng huyết,..
3.3. Bù nước và điện giải
Bù nước và điện giải trong quá trình điều trị trẻ bị tiêu chảy kéo dài để sớm giúp con ổn định sức khỏe. Cha mẹ có thể thực hiện phương pháp này bằng cách cho trẻ uống nước đường, nhưng một số trường hợp khác có thể phải thực hiện truyền tĩnh mạch nếu con không hấp thụ được glucose, nước cháo, nước cơm,...
3.4. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có lợi làm cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, từ đó làm tăng sức đề kháng, ổn định tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng bị tiêu chảy.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bổ sung một số loại vitamin để giúp con mau chóng phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên khi bổ sung bất kỳ loại thực phẩm, thuốc nào cho trẻ nhỏ tháng, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Kiến thức nuôi dạy giáo dục trẻ