Chỉ số đường huyết cao hay bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính vốn chỉ thấy ở người già. Vậy nhưng một ngày nào đó các mẹ phát hiện con mình bỗng dưng mắc bệnh này thì thực sự đáng sợ.
Gần đây mình thấy trên báo chí vừa chia sẻ trường hợp bé trai mới 7 tuổi đã mắc đái tháo đường mọi người ạ. Vì sao vậy?
Giờ mình chia sẻ câu chuyện cậu bé này mọi người sẽ rõ và đồng thời cảnh báo cho các bố mẹ nha.
Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa. Ảnh minh họa
Thấy con thường xuyên khát nước và mệt mỏi, bố mẹ đưa đi khám thì bất ngờ vì con mắc căn bệnh đái tháo đường như người già.
Đây là câu chuyện vừa đươc Ths-BS Nguyễn Huy Cường – Phòng khám nội tiết Thái Hà vừa chia sẻ trên báo chí.
Bố mẹ bé trai 7 tuổi nói với bác sĩ Cường rằng, con trai họ sở hữu chiều cao lớn hơn các bạn, mới 7 tuổi mà bé đã cao 1,4 mét và nặng 49 kg nên họ cũng rất mừng về điều này.
Vậy nhưng, trong chế độ ăn uống hàng hàng ngày của bé lại rất có 'vấn đề' khi lượng calo vượt quá mức tiêu chuẩn rất nhiều. Cụ thể là cậu bé này thường thích ăn đồ ăn nhanh, ăn bánh kẹo ngọt, nên họ cũng chiều theo sở thích của con.
Thời gian gần đây tự dứng thấy con trai thường xuyên bị khát và háo nước. Và cũng vì thấy khát và háo nước như vậy, nên cậu càng thích uống nước ngọt hơn. Cho rằng con thích thì có thể uống, nên thậm chí có ngày cậu bé uống cả lít nước ngọt.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thừa năng lượng và bị đái tháo đường type 2 ở cậu bé khi mới 7 tuổi.
Khi được bác sĩ cho đi làm xét nghiệm máu, chỉ số đường huyết của cậu bé cao chót vót, ngay cả bác sĩ cũng bất ngờ bởi cháu bé không quá béo phì. Trong khi trong gia đình của cậu bé không có ai mắc đái tháo đường.
Nhận kết quả này, bố mẹ bé vô cùng sốc, bởi con trai họ còn quá nhỏ đã mắc căn bệnh như người già, rồi tương lai sẽ ra sao.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh khiến trẻ mắc đái tháo đường. Ảnh minh họa
Đáng nói đây không phải là trường hợp duy nhất bệnh đái tháo đường gặp ở trẻ nhỏ. Bác sĩ Cường cho biết, một bé khác cũng bị đái tháo đường type 2 là bé 10 tuổi.
Cũng theo lời bác sĩ Cường, thì bệnh nhân này mặc dù mới 10 tuổi nhưng đã nặng hơn 50 kg, tương đương người trưởng thành. Bé được bố mẹ đưa đến bệnh viện khám vì tình trạng háo nước và mệt mỏi.
Khi kiểm tra và làm các xét nghiệm, bác sĩ bệnh viện chẩn đoán đái tháo đường. Sau khi cấp cứu vì đường huyết tăng quá cao, bệnh nhi được bố mẹ đưa về phòng khám của bác sĩ Cường để theo dõi và điều trị đái tháo đường type 2.
Ngoài ra, một bé gái 13 tuổi khác cũng từng được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng hôn mê. Xét nghiệm đường huyết của bé lên mức 1500 mg/Dl.
Đây là mức chỉ số đường huyết quá cao, khiến bố mẹ của bé gái này đều 'sốc' vì không nghĩ con còn nhỏ như vậy đã mắc căn bệnh này. Sau khi cấp cứu, bé gái này được bác sĩ lên phác đồ điều trị đái tháo đường type 2.
Tình trạng trẻ mắc đái tháo đường tăng nhanh do chế độ ăn uống, ảnh minh họa, nguồn: btsđ
Mẹ của bé cho biết, con của họ nghiện đồ ăn nhanh nước ngọt và nước ngọt. Trong kỳ nghỉ vừa rồi, con về quê và được mọi người chiều chuộng nên mua nhiều nước ngọt, bim bim và các loại bánh kẹo ăn, nên bé ăn càng nhiều hơn khiến đường huyết tăng vọt.
Từ những trường hợp ở trên, Bác sĩ Cường cảnh báo rằng, tỷ lệ đái tháo đường ở trẻ em hiện đang rất đáng báo động. Nguyên nhân đái tháo đường type 2 ở trẻ em đều do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh hàng gây ra.
Cụ thể là các thói quen ăn uống vô tội vạ của trẻ, việc cho các bé uống nhiều nước ngọt, thường xuyên xem tivi, điện thoại thay vì vận động, tất cả đều là nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường type2.
Vậy nên với trẻ bị đái tháo đường type 2, theo bác sĩ Cường thì việc điều trị đầu tiên cho trẻ là cần thay đổi lối sống và cách ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, cần vận động thường xuyên
Dù vậy, việc thay đổi này sẽ vô cùng khó khăn vì trẻ nhỏ đôi khi sẽ không tự giác, nên đôi khi bố mẹ nhất định phải đồng hành cùng con mới được. Trog trường hợp đường huyết quá cao trẻ phải đưa con đi chích insuline.
PGS Tạ Văn Bình, Nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa - Đại học Y Hà Nội cũng cho biết, bản thân ông cũng đã từng khám cho rất nhiều trẻ bị đái tháo đường. Thậm chí có trường hợp bé mới lớp 5, lớp 6 đã mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Hầu hết các bé đến khám đều có chung đặc điểm 'thừa cân, béo phì', và khi hỏi về chế độ ăn uống, sinh hoạt thì các bé đều được gia đình cho ăn uống thoải mái. Chẳng hạn như bữa sáng, thay vì ăn uống ở nhà, thì con được bố mẹ cho tiền ăn tùy ý ở ngoài và uống nước ngọt.
Theo bác sĩ Bình, cuộc sống của mọi người hiện giờ thay đổi rất nhiều, đầu tiên là lối sống thay đổi nhiều nhất là chế độ dinh dưỡng, họ ăn nhiều chất tinh hơn, nhiều đồ ăn nhanh, nhưng lại ít ăn chất thô… khiến bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hoá.
Ngoài ra, hoạt động thể lực hiện giờ cũng càng ngày càng kém, mọi người ít vận động, lười thể dục, dẫn đến năng lượng đường cung cấp dư thừa và chuyển hoá gây ra bệnh đái tháo đường.
Những thông tin báo chí chia sẻ ở trên như một lời cảnh báo tới mọi người, hy vọng qua đây các bố mẹ hãy quan tâm tới con nhiều hơn, giúp trẻ duy trì lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ bị đái tháo đường.