Bé nhà em được gần 6 tháng, cũng là lúc em hết thời gian nghỉ thai sản nên đượcì bà nội lên trông cho em đi làm các chị ạ. Thế nhưng từ hôm bà lên ở với nhà em đến nay cũng gần nửa tháng, sáng nào bà cũng pha 1 thìa mật ong với nước ấm rồi cho con em uống, sau đó mới được ti mẹ trước khi em rời  khỏi nhà. Bà bảo cho uống mật ong để không bị tưa lưỡi mà tiêu hóa tốt.

Em thấy bà chăm sóc cháu cẩn thận thế thì cũng yên tâm lắm, nhưng sáng qua đến cơ quan em vô tình đọc được bài viết cảnh báo trên mạng về những thực phẩm không nên cho trẻ ăn, trong đó có cả mật ong mà lâu nay bé nhà em vẫn dùng, đâm ra lo lắng quá các chị ạ.

Sợ bà phật ý nên em cũng ngại không dám trực tiếp nói với bà, mà chỉ nhờ ông xã khuyên bà  từ nay không cho con dùng mật ong nữa. Cũng may bà hiểu chuyện nên sáng nay không thấy cho bé nhà em uống như mọi khi nữa đấy.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vậy những thực phẩm nào không nên cho trẻ ăn?

 Nước ép trái cây

Nhiều mẹ nghĩ rằng thay vì cho con ăn trái cây thì nên ép nước cho con uống sẽ được nhiều dinh dưỡng hơn. Thế nhưng thực tế  trong quá trình ép, lượng chất xơ có trong trái cây bị mất, thành phần còn lại chủ yếu là đường, đây là thành phần không có lợi với hệ tiêu hóa của trẻ và rất dễ gây tiêu chảy. Chính vì vậy, tốt nhất các mẹ nên chọn những loại trái cây chín mềm và cắt lát mỏng hoặc dầm cho trẻ ăn.

Sữa tươi nguyên chất

Sữa tươi luôn được cha mẹ cho trẻ dùng hàng ngày vì tiện lợi và nó chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ không chỉ phát triển chiều cao mà còn tăng cường hệ miễn dịch.

Không phủ nhận rằng sữa tươi nguyên chất tốt hơn sữa tiệt trùng vì lượng enzyme tiêu hóa và chất dinh dưỡng được giữ nguyên. Tuy nhiên với trẻ nhỏ nếu dùng sữa tươi nguyên chất là rất nguy hiểm. Điều này bởi hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu, khi sử dụng sữa chưa được tiệt trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Mật ong

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ dưới 1 tuổi không nên cho sử dụng mật ong. Lý do bởi mật có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Những vi khuẩn này không gây tổn thương cho người lớn nhưng do các bé có hệ tiêu hoá và miễn dịch vô cùng non nớt, nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn gây hại này có thể xuất hiện trong mọi loại mật, dù nguyên chất hay đã qua chế biến.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Bánh bao

Đây là thực phẩm rất khó tiêu nên không phù hợp với trẻ em dưới 3 tuổi. Điều này bởi ở lứa tuổi này, hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, việc sử dụng thực phẩm khó tiêu sẽ khiến trẻ bị đầy bụng và ngủ không ngon giấc. Thậm chí trẻ nhỏ ăn các loại bánh như bánh mỳ, bánh bao còn có nguy cơ bị nghẹn, gây ngạt thở và nguy hiểm tính mạng.

Nước ngọt

Đây là loại nước mà hầu hết trẻ con đều thích. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ngọt chứa rất nhiều đường và chất hóa học, những chất này có thể nhanh chóng tàn phá sự phát triển về răng lợi của trẻ, thậm chí ảnh hưởng tới não bộ. Không chỉ vậy, trẻ uống nước ngọt có thể gây ra béo phì, tiểu đường type 2 và hành vi hung hãn.

Pho mát và mì ống công nghiệp

Trong pho mát và mì ống công nghiệp chứa rất nhiều đường và chất bảo quản, có thể khiến trẻ phát triển khẩu vị thèm ăn mặn, thèm thực phẩm chứa chất ngọt hóa học nhiều hơn, thế nhưng thực phẩm này lại rất nghèo nàn chất dinh dưỡng nên không hề tốt cho sức khỏe.

Cá ngừ đóng hộp

Mặc dù là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như: protein, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là hàm lượng chất béo lành mạnh. Thế nhưng trong cá ngừ có thể chứa rất nhiều thủy ngân, chất này đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ.

Nước uống tăng lực

Đây là thức uống giúp cấp calo và chất điện giải nhanh giúp phục hồi cho người hoạt động nhiều. Tuy nhiên với trẻ nhỏ có thể bị ngộ độc nếu như cho các bé sử dụng.

Thực phẩm đông lạnh

Các loại thịt làm sẵn thường chứa nhiều sodium, chất béo bão hòa, chất bảo quản và được làm từ thịt gà, cá, pho mát chất lượng không cao. Dù có nguyên liệu thành phẩm tốt, chúng vẫn thường được chế biến nhanh nên chất béo và calo trong chúng vẫn quá cao đối với trẻ em. Bạn cần xem kỹ thành phần chất béo bão hòa trên nhãn.

Muối

Muối là gia vị không thể thiếu với cơ thể. Nhưng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia nếu cho trẻ ăn quá măn, lượng muối nếu vượt quá hàm lượng cho phép, sẽ ảnh hưởng đến thận và não bộ của trẻ. Vì vậy các mẹ không cần cho muối vào đồ dặm, bởi bản thân rau củ, thịt cá đã chứa lượng muối cần thiết cho cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp