Hôm qua nhà mình mới ‘khẩu chiến’ xong các mẹ ạ. Chẳng là bên nhà bố chồng có ông chú gì đấy bị ung thư ruột. Thế xong bố chồng về nói chuyện, lão chồng mình chả biết hóng ở đâu về mà lại bảo bố chồng mình là: ‘Bố cũng hay xì hơi đấy, đi khám xem’. Nghe xong, bố chồng mình ‘trợn mắt’ quát: ‘xì hơi thì làm sao mà phải đi khám’. Thế là chồng mình ‘tuôn’ ra một tràng bảo là xì hơi là một dấu hiệu của ung thư ruột kết đấy bố. Mình với mẹ chồng thì lần đầu nghe nên cũng không biết nên gật hay lắc, cứ ngồi nghe hai bố con ‘khẩu chiến’ thế.
Đến lúc sau cùng bố chồng mình bực quá bỏ lên phòng. Vậy mà lão chồng mình vẫn còn đi phía sau giải thích rằng xì hơi là dấu hiệu của ung thư ruột kết, bố nên đi khám. Mình lôi lão ý về thì lão vẫn còn vừa đi vừa nói với mình cơ. Lúc sau về phòng mình có lên tìm hiểu thử về ung thư ruột kết về các dấu hiệu của nó.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Hóa ra, ung thư ruột kết và xì hơi chả có liên hệ gì với nhau cả. Bởi vì việc xì hơi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: ăn thực phẩm sinh khí, ăn thực phẩm làm thay đổi mùi xì hơi, một số bệnh đường ruột như hội chứng ruột kích thích, táo bón, nhiễm trùng do virus, vi khuẩn cũng làm tăng tần suất xì hơi. Do đó, kể cả bạn xì hơi nhiều hơn 15 lần/ngày thì cũng không thể khẳng định được rằng bạn đã bị ung thư ruột kết. Chỉ có điều các nhà khoa học khuyến cáo: nếu thời gian gần đây, số lần xì hơi của bạn tăng lên đột ngột. Kèm theo đó là có các dấu hiệu sau thì nên cẩn trọng với bệnh ung thư ruột.
Nếu bạn bị xì hơi nhiều lần, kèm them những 3 dấu hiệu dưới đây thì bác sĩ khuyên bạn hãy đi nội soi tiêu hóa ngay lập tức:
Hình dạng phân bất thường
Các chuyên gia cho biết: Hình dạng phân hoàn toàn có thể được dùng để đưa ra phán đoán ban đầu xem ruột có khỏe mạnh hay không. Chẳng hạn, sau khi bị nhiễm trùng đường ruột thì phân sẽ có nước, triệu chứng tương tự như tiêu chảy.
Khi tế bào ung thư xuất hiện ở ruột thì phân sẽ mỏng, phẳng và khô do tế bào ung thư làm giảm không gian chứa phân, áp chế trực tiếp. Đồng thời, phân cũng sẽ có thể kèm theo máu tươi ở một bên phân.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Độ bền kéo và cảm giác nặng nề
Khi bị ung thư ruột, mỗi lần đi đại tiện người bệnh luôn có cảm giác phân sắp phu ra nhưng vì toàn bộ quá trình không trơn tru nên có khi phân không thể thải ra ngoài được. Do đó, thói quen đi tiêu của bệnh nhân cũng có thể thay đổi, đi nhiều lần trong ngày.
Có máu trong phân
Đây là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư ruột mà bất cứ giai đoạn nào cũng có. Ở giai đoạn đầu thì lượng máu ít, màu sắc cũng nhợt nhạt nhưng càng ở giai đoạn nặng thì máu trong phân càng nhiều, màu đỏ tươi.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thì phân lẫn máu rất khó nhìn thấy bằng mắt thường, bạn phải quan sát thật kỹ hoặc kiểm tra phân định kỳ mới phát hiện được. Thế nhưng nếu bạn chỉ cần nhìn qua đã thấy thì chứng tỏ bệnh đã ở giai đoạn muộn rồi. Ngoài ra, phân còn có lẫn chất nhầy và mủ nữa. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân còn thải trực tiếp ra máu.
Tuy nhiên, không phải chỉ có mỗi bệnh ung thư ruột thì mới bị xì hơi kèm những triệu chứng này. Một số bệnh đường ruột mãn tính như viêm loét ruột, polyp cũng có biểu hiện tương tự. Vì vậy tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra định kỳ hàng năm. Các kiểm tra cần làm là nội soi đại tràng, kiểm tra định kỳ phân và kiểm tra hậu môn kỹ thuật số.
Nguồn: Tổng hợp