Trào ngược dạ dày là vấn đề sức khỏe phổ biến. Bệnh hoàn toàn có thể phát triển thành ung thư nên đừng ai chủ quan. 

Cuộc sống ngày nay bận rộn nên mọi người thường có những thói quen không lành mạnh. Bởi vậy, các vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày cũng xuất hiện nhiêu hơn. Bệnh đang ngày càng trẻ hóa hơn khi mà những người mắc bệnh có khi mới ở độ tuổi 20.

trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến. Ảnh minh họa

Căn bệnh này hoàn toàn có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, mọi người nên nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Nếu có thì nên đi khám sớm để được chữa trị sớm nhất, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. 

Bị trào ngược dạ dày là do đâu?

Trào ngược dạ dày là tình trạng mà dịch tiết ở dạ dày gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi... bị trào ngược lên trên. Trong khi đó, theo lẽ thường thì khi chúng ta ăn uống, thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản. Sau đó, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra để đẩy thức ăn xuống dạ dày rồi đóng lại. Điều này nhằm ngăn không cho thức ăn lẫn dịch vị trào ngược lên. 

Tuy nhiên, với những người bị trào ngược thì dịch dạ dày, thức ăn lại trào lên trên khiến các cơ quan như thanh quản, thực quản, miệng... bị tổn thương.

Nguyên nhân gây ra bệnh này có liên quan tới sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit quá tải trong dạ dày.

nguyên nhân trào ngược dạ dày

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây trào ngược. Ảnh minh họa

Cụ thể:

  • Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn quá no, sử dụng thực phẩm gây khó tiêu như đồ uống có ga, thức ăn nhanh...
  • Do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen, các loại thuốc điều trị bệnh huyết áp... hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược. 
  • Hay sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiệm như caffeine, rươi bia, thuốc lá...
  • Do mắc một số bệnh như tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, mắc bệnh lý nhiễm trùng tại thực quản khiến vòng thực quản bị xơ yếu. Hoặc bạn mắc các bệnh liên quan tới di truyền, thoát vị hoành...
  • Do thói quen thức khuya thường xuyên.
  • Khi mắc các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, ung thư dạ dày... đều có thể dẫn tới tình trạng trào ngược. 
  • Những người bị thừa cân béo phì cũng có nguy cơ bị trào ngược cao hơn bình thường.
  • Thường xuyên gặp áp lực, stress vì công việc, cuộc sống cũng khiến bạn dễ bị bệnh.
  • Phụ nữ mang thai là đối tượng rất hay bị trào ngược do thay đổi thói quen ăn uống, hormone...

Bài viết nên xem: 5 tư thế kéo giãn trước khi ngủ chữa trào ngược dạ dày, khó tiêu: Đêm ngủ ngon không còn trằn trọc

Triệu chứng của trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có thể phát triển và dẫn tới những tổn thương không hồi phục. Do đó, bạn cần nắm vững các triệu chứng để có thể hạn chế tổn thương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Buồn nôn và nôn

Khi axit từ dạ dày trào ngược lên họng hoặc miệng sẽ kích thích cổ họng và gây ra cảm giác buồn nôn. Tình trạng này có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Song, nó nặng nhất là vào ban đêm do tư thế ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn. 

triệu chứng trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược rất hay ợ hơi, ợ nóng. Ảnh minh họa

2. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là triệu chứng của trảo ngược dạ dày

Khi mắc bệnh trào ngược, bạn thường có biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, ợ chua. Ợ hơi chính là cảm giác trong bụng cứ đầy đầy, mỗi lần ợ lên được thì thấy dễ chịu. Còn ợ nóng là cảm giác nóng rát xuất hiện ở vùng thượng vị lan lên cổ. Trong khi đó, ợ chua là cảm giác dịch tiết có vị chua mỗi lần ợ lên. 

Ba triệu chứng này thường đi kèm với nhau và xuất hiện khi bạn ăn no, bị đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

3. Đau tức vùng thượng vị

Khi bị trào ngược, bạn có thể xuất hiện cảm giác bị đè ép, đau thắt ở ngực rồi xuyên ra sau lưng, cánh tay. Nguyên nhân của tình trạng này là vì axit từ dạ dày trào ngược lên. Nó kích thích tới các đầu mút sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc thực quản. Lúc này, cơ quan cảm ứng sẽ đau và đưa ra tín hiệu. 

Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan tới hệ tim mạch, phổi.

4. Khó nuốt

Khi bệnh nặng lên, tình trạng trào ngược xuất hiện với tần suất lớn sẽ gây ra tình trạng phù nề và sưng tấy. Điều đó khiến đường kính thực quản bị thu hẹp lại. Do đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt.

Dấu hiệu này rất dễ nhầm với các bệnh lý khác. Chẳng hạn ung thư tuyến giáp di căn cũng có triệu chứng là khó nuốt. Vì vậy, khi có biểu hiện này, bạn tốt nhất nên đi viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

5. Khàn giọng và ho

Axit dịch vị ở dạ dày thường xuyên trào lên có thể khiến niêm mạc, dây thanh quản bị tổn thương. Do đó, những người bị bệnh trào ngược dạ dày rất dễ bị khản giọng.

Không chỉ khiến dây thanh bị hù nề mà còn khiến bạn bị ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản. Điều này có thể dẫn tới tình trạng ho liên tục không dứt.

6. Miệng tiết nhiều nước bọt

Đây là cơ thể tự bảo vệ cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa lượng axit trào lên. Từ đó có thể giúp làm loãng axit dịch vị, giảm nguy cơ miệng bị tổn thương. 

Bài viết nên xem: Cảnh báo 6 bệnh nếu bạn hay bị chảy nước miếng khi ngủ: Viêm nhiễm miệng, trào ngược dạ dày

Trên đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày xuất hiện ở hầu hết người bệnh. Khi có triệu chứng này, bạn nên đi khám sớm để có hướng điều trị thích hợp. Điều này nhằm ngăn chặn những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra

Xem thêm: 

Tăng Thanh Hà mệt mỏi vì trào ngược dạ dày suốt 3 năm, bác sĩ cảnh báo biến chứng nguy hiểm

Từ ngày biết cách kê cao đầu giường khi ngủ, chồng tôi đã không còn khổ sở vì trào ngược dạ dày