Thiếu máu là tình trạng rất hay gặp ở mọi người với mọi lứa tuổi, nhất là chị em phụ nữ.

Thiếu máu là căn bệnh mà theo thống kê có tới ⅓ dân số mắc phải. Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng đây là bệnh thông thường nên không nguy hiểm. Thực chất, thiếu máu nếu không được điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Thiếu máu gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe

Thiếu máu gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe. Ảnh minh họa

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu: Khái niệm, triệu chứng

Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ gửi những tín hiệu đến cơ thể. Vì vậy, bạn nên để ý tới những biểu hiện bất thường để có hướng xử lý sớm. 

Thiếu máu là gì?

Theo các chuyên gia, cơ thể chúng ta có 3 loại tế bào máu gồm: tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, tế bào tiểu cầu giúp máu đông và tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.

Trong đó, các tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố. Đây là một loại protein giàu chất sắt giúp máu có màu đỏ. Huyết sắc tố đảm nhận vai trò cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, mang CO2 từ các bộ phận đến phổi và đẩy ra ngoài.

Triệu chứng thiếu máu đa dạng

Triệu chứng thiếu máu đa dạng. Ảnh minh họa

Khi cơ thể bị thiếu máu nghĩa là số lượng hồng cầu và huyết sắc tố thấp hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Việc thiếu hụt hay suy giảm số lượng huyết sắc tố khiến cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy yếu, chóng mặt và đau đầu. 

Thiếu máu có nhiều dạng, nó cũng có thể là tạm thời hoặc lâu dài, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vì thế, nếu bạn có dấu hiệu thiếu máu thì nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.

Làm sao biết mình bị thiếu máu?

Triệu chứng của thiếu máu rất đa dạng. Hơn nữa, nó còn tùy thuộc vào từng người. Có thể kể đến những dấu hiệu cơ bản sau:

  • Hay bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế hoặc làm việc gắng sức
  • Bị ngất đột ngột, tình trạng này hay gặp ở người bị thiếu máu nặng
  • Đau đầu, suy giảm trí nhớ, ngủ gà, thay đổi tính khí, cáu gắt, tê tay chân, suy giảm sức lao động. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu toàn thân
  • Hay bị hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở
  • Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, đôi khi kèm theo dấu hiệu da và niêm mạc vàng
  • Da sạm đi
  • Lưỡi nhạt, đỏ
  • Hay bị rụng tóc, móng tay dễ gãy, móng chân bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía
  • Tim đập nhanh.

Nguyên nhân gây thiếu máu

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để nghe tư vấn và có cách điều trị phù hợp. 

Thiếu máu viêm

Một số người bị ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, viêm thận và các loại bệnh viêm cấp - mãn tính khác đều có thể bị thiếu máu. Lý do là vì tình trạng viêm cản trở quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể.

Thiếu máu không tái tạo

Tình trạng này khá hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Nó đe dọa tính mạng của người bệnh khi cơ thể không thể sản xuất đủ hồng cầu. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nhiễm trùng, dùng một số loại thuốc, mắc bệnh tự miễn, tiếp xúc với hóa chất độc hại. 

Thiếu máu bất sản

Bệnh bạch cầu, bệnh tủy có thể gây thiếu máu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sản xuất máu trong tủy xương. 

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu chất sắt. Trong khi đó, tủy xương vốn cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu hàm lượng sắt trong cơ thể không đủ thì quá trình sản xuất huyết sắc tố bị gián đoạn. Từ đó gây nên tình trạng thiếu máu. 

Thiếu máu do thiếu vitamin

Ngoài sắt, folate và vitamin B12 cũng là hai chất cần thiết để cơ thể sản xuất ra tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu cơ thể bị thiếu hai chất này thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin hay còn được gọi là thiếu máu ác tính.

Tan máu bẩm sinh

Đây là một dạng bệnh lý có liên quan tới sự bất thường của tế bào huyết sắc tố. Ở người bị tan máu bẩm sinh, hồng cầu bị phá hủy quá mức và dẫn tới tình trạng thiếu máu.

>>> Có thể bạn quan tâm: 80% trẻ thiếu máu do thiếu sắt vì được bố mẹ cho uống hơn 600ml sữa/ngày

Thiếu máu có nguy hiểm không? Ai dễ bị?

Thiếu máu tuy là bệnh lý thường gặp nhưng nó cũng rất nguy hiểm. Bởi, nó cũng có thể gây ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Nhiều người sẽ thắc mắc thiếu máu não nên ăn gì, triệu chứng thiếu máu não, thiếu máu não uống thuốc gì, tư thế ngủ cho người thiếu máu não, điều trị thiếu máu não bằng đông y, bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiếu máu não nên kiêng, thiếu máu cơ tim nên ăn gì...Đây là những vấn đề sẽ được giải thích ở một bài viết khác.

Thiếu máu gây ra biến chứng gì?

Nếu không được điều trị kịp thời, thiếu máu có thể gây ra những vấn đề tiêu cực như:

  • Mệt mỏi kéo dài
  • Biến chứng thai kỳ như sinh non
  • Các vấn đề về tim như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, suy tim
  • Tử vong.

Thiếu máu hay gặp ở phụ nữ

Thiếu máu hay gặp ở phụ nữ. Ảnh minh họa

Đối tượng nào dễ bị thiếu máu?

Theo các chuyên gia, những người dễ bị thiếu máu gồm:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Trẻ ở nhóm tuổi này đang cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển; Trong khi đó, nhiều trẻ lại có chế độ ăn uống không cân bằng hoặc phụ huynh thấy con muốn gì thì cho ăn nấy. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra thiếu máu. Thiếu máu ở trẻ có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ của bé;
  • Phụ nữ: Đây là đối tượng rất dễ bị thiếu máu do chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai;
  • Người bị bệnh mãn tính: Nguyên nhân là do bệnh lý khiến khả năng sản xuất hồng cầu giảm.

Thiếu máu là bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng xấu với sức khỏe. Vì vậy, ai cũng nên lưu tâm, chú ý tới tình trạng của bản thân. Khi có dấu hiệu của hội chứng thiếu máu thì nên đi gặp bác sĩ khám ngay.

>>> Xem thêm bài nguồn: https://suckhoedoisong.vn/benh-thieu-mau-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-169210907100049931.htm

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Bị thiếu máu khi mang thai

5 dấu hiệu bạn đang bị thiếu máu não: Đừng chủ quan vì có thể đột quỵ bất cứ lúc nào

Hội chứng thiếu máu ở trẻ em