NCov nó nguy hiểm và “nổi tiếng” tới mức cậu con trai 5 tuổi nhà em ngày nào cũng chăm chỉ cùng bố ngồi xem thời sự để cập nhật tình hình, tin tức.
Hôm qua mẹ vừa đi làm về cu con chạy ra bảo, vẻ mặt rất nghiêm trọng: Mẹ ơi, giờ con “Cô vít” nó không thích ở Ấn Độ nữa rồi, nó chuyển nhà sang In đô rồi mẹ ạ?”.
Em hỏi: “Sao con biết nó chuyển nhà sang “In đô”?. Lão con dõng dạc: “Mẹ chả biết gì, djch nguy hiểm thế mà mẹ không xem gì cả. Con vừa xem thời sự với bố con biết đấy”.
Em chỉ trêu cu cậu thế thôi chứ djch đang căng thẳng thế này, không quan tâm sao được. Em đọc báo thấy nói Indonesia giờ là tâm dịch của thế giới, nhưng có một nghịch lý là người bệnh lại không muốn vào viện các mẹ ạ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Báo chí đăng tải, hàng nghìn người Indonesia phải ngủ trong hành lang, lều và xe hơi, thở gấp gáp khi chờ giường, vì trong bệnh viện quá đông đúc có thể sẽ không có oxy để cung cấp cho họ. Nhiều người khác thì đành ở nhà để tự tìm cơ hội.
Họ đều đang tham gia vào cuộc đua tìm kiếm nguồn cung cấp oxy khan hiếm. Giờ không khác gì Ấn Độ đợt djch vừa rồi các mẹ nhỉ?
Thậm chí tâm chấn mới của đại djch nCov ở Indonesia lần này còn vượt cả Ấn Độ và Brazil, nước này hiện trở thành quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất thế giới. Sự gia tăng này là một phần của làn sóng khắp Đông Nam Á, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Và nhiều nước cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát djch lớn nhất và đã áp dụng các biện pháp hạn chế mới, trong đó có lệnh phong tỏa.
Ở Indonesia, số ca mắc và tử vong đã tăng vọt trong tháng qua khi mà biến thể Delta rất dễ lây lan quét qua đảo Java (nơi đông dân cư), cũng như Bali. Ở một số khu vực, virus SARS-CoV-2 đã khiến hệ thống y tế quá tải, mặc dù các bệnh viện đang thực hiện những bước khẩn cấp để mở rộng năng lực.
Trong bệnh viện công khu vực Bekasi, một số bệnh nhân nCov phải chờ đợi nhiều ngày để được điều trị. Nơi này đã dựng những chiếc lều lớn trong khuôn viên bệnh viện, bố trí giường với sức chứa lên đến 150 người để điều trị cho bệnh nhân nCov.
Ảnh: Bệnh nhân được điều trị dưới lều. Nguồn: Internet
Một trường hợp tên Lisa Wiliana đã chia sẻ về trường hợp của chồng mình như sau: Anh đã ở một trong những căn lều để chờ đợi được vào khu điều trị. Cô vợ cho biết, sau 9 ngày bị ốm, mức độ bão hòa oxy của chồng cô đã giảm xuống 84, thấp hơn nhiều so với mức 95-100 của người khỏe mạnh. Bệnh viện cung cấp cho anh một ít oxy, nhưng cô phải sắp xếp để tìm thêm.
Ở Thủ đô Jakarta, một hàng dài người đã đợi nhiều giờ đồng hồ bên ngoài một trạm y tế nhỏ, với hy vọng được đổ đầy bình oxy. Trong số đó có Nyimas Siti Nadia, 28 tuổi, người đang tìm kiếm oxy cho gia đình dì của cô, tất cả đều nhiễm nCov.
Cô Nyimas chia sẻ: “Dì tôi là một bác sĩ nhưng dì sợ đến bệnh viện vì biết tình hình. Có nhiều bệnh nhân không được nằm trên giường hoặc thở oxy. Nếu đến bệnh viện, chúng tôi phải tự mang bình dưỡng khí”.
Kể cả khi họ được nhận vào viện thì cũng chưa thể đảm bảo là họ có được cung cấp đủ oxy hay không. Như bệnh viện Đa khoa Tiến sĩ Sardjito, ở thành phố Yogyakarta, có 33 bệnh nhân đã chết trong tháng này sau khi nguồn cung cấp oxy cạn kiệt đó ạ.
Tiến sĩ Lia G. Partakusuma, Tổng thư ký Hiệp hội Bệnh viện Indonesia, cho biết: Các bệnh viện quá tải đã kê thêm hàng nghìn giường, nhưng 10% nhân viên y tế của họ đã phải cách ly do phơi nhiễm. Một số nơi thì đang sử dụng lượng oxy gấp 5 lần bình thường và các nhà phân phối gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu.
Khi các bệnh viện quá tải, nhiều người chọn ở nhà và một số bệnh nhân đã tử vong.
Indonesia những ngày gần đây có khoảng 50.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, gấp 7 lần so với tháng trước, một con số quá kinh khủng các mẹ ạ. Vào ngày 17/7 nước này ghi nhận 1.205 người tử vong vì nCov, nâng số người t.ử v.o.ng lên hơn 71.000 người.
Ảnh: Người dân Indonesia xếp hàng dài bên ngoài một cửa hàng bổ sung oxy ở Jakarta để đổ đầy bình oxy cho người nhà bị bệnh. Nguồn: Internet
Thế mà theo một số chuyên gia y tế thì những con số trên chưa phản ánh mức độ lan rộng của nCov ở Indonesia (quốc gia đông dân thứ tư thế giới), vì việc xét nghiệm còn hạn chế.
Vậy nhưng các quan chức Indonesia cho biết họ đã kiểm soát được tình hình.
Mới chỉ khoảng 15% trong tổng 270 triệu dân Indonesia được nhận một liều vắc xin; 6% tiêm đủ 2 liều. Đất nước này đã tăng cường việc xét nghiệm lên 230.000 người một ngày (vào tháng 12 năm ngoái là 30.000 người).
Mong sao djch bệnh sớm qua hết đi để cuộc sống trở lại bình thường. Các con được tới trường, bố mẹ đi làm an tâm. Chứ ngày nào mở mắt ra cũng nơm nớp nỗi sợ “cô vi” thế này thì tổn thọ lắm các mẹ ạ.
Nguồn tổng hợp