Mỗi người lại có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau đấy các mẹ nhỉ. Như nhà mình đây, mẹ mình thì tầm 29 ngày đã có, chị gái thì tầm 32 ngày còn bản thân mình thì tới tận 35 ngày lận đó mọi người ạ. Mình trước giờ cứ thắc mắc rằng chu kỳ dài ngắn khác nhau thế thì có ảnh hưởng gì tới các cơ quan sinh sản, khả năng mang thai hay không nên cũng có tìm hiểu thử.

Hóa ra chu kỳ kinh nguyệt khác nhau cũng có nhiều lý do và nó còn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản của chị em đấy các mẹ ạ. Không ngờ chỉ riêng chu kỳ kinh nguyệt thôi mà ‘ẩn chứa’ nhiều ‘bí mật’ về sức khỏe thế ha.

Mình tìm hiểu thì được biết: chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện tới khi bắt đầu ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường rơi vào khoảng 28 – 30 ngày. Độ dài của chu kỳ bình thường là 3 – 5 ngày hoặc 3 – 7 ngày.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vậy người có chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày và 35 ngày thì có gì khác nhau không?

Các bác sĩ sản khoa cho biết: Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Cụ thể:

+ Xác suất sinh nở khác nhau:

Những chị em phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn thì khả năng thụ thai sẽ cao hơn người bình thường. Hơn nữa, khi sinh con cũng dễ dàng hơn hẳn. Trong mỗi chu kỳ, cơ thể sẽ rụng trứng một lần. Do đó, người có chu kỳ ngắn thì dễ thụ thai hơn những người có chu kỳ dài.

+ Liên quan tới thời gian mãn kinh:

Mỗi người phụ nữ trong suốt cuộc đời sẽ rụng từ 400 – 500 trứng. Nghĩa là, mỗi người cũng phải trải qua trung bình từ 400 – 500 chu kỳ kinh nguyệt. Kỳ kinh ngắn thì trứng rụng nhanh. Do đó, thời gian mãn kinh sẽ tới sớm hơn hẳn. Như vậy, người có kinh sau 22 ngày thì bước vào thời kì mãn kinh sớm hơn người có kinh sau 35 ngày.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

+ Tỷ lệ nang trứng trưởng thành với tốc độ khác nhau:

Nang trứng của phụ nữ liên tục phát triển. Tới khi trưởng thành thì sẽ nở thành trứng. Mỗi tháng, trứng sẽ rụng 1 lần và nếu gặp tinh binh thì sẽ tạo thành ‘tổ’ và mang thai. Những người mà có kinh nguyệt sau 22 ngày thì nang trứng trưởng thành nhanh hơn. Cọn tận 35 ngày mới có thì nang trứng phát triển chậm. Do đó khả năng thụ thai thấp hơn.

Khi nào thì những đặc điểm từ kinh nguyệt cảnh báo bạn có thể đang gặp nguy hiểm?

Nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình có những biểu hiện sau thì cần cẩn trọng. Bởi rất có thể sức khỏe của bạn đang có vấn đề, nên tới gặp bác sĩ ngay lập tức:

+ Bị rong kinh: Nhiều chị em có kinh vài lần trong 1 tháng và không hiểu tại sao chu kỳ kinh của mình ngắn thế, vừa hết được hơn tuần đã lại thấy tiếp. Thế nhưng trên thực tế, đây là hiện tượng rong kinh. Việc bị rong kinh khiến chị em bị mất nhiều máu, dẫn tới tình trạng thiếu máu, uể oải, mệt mỏi. Điều này cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ quan sinh sản và hệ nội tiết của bạn có những điều bất thường.

+ Vài tháng mới có kinh được 1 lần: Tình trạng thưa kinh này khiến phụ nữ có chu kỳ dài hơn 35 ngày. Tình trạng này có khi kéo dài mấy tháng hoặc mất kinh hẳn trong nhiều tháng. Tình trạng này là do rối loạn nội tiết tố gây nên, vì thế bạn cũng cần phải cẩn trọng.

+ Ra máu kinh quá nhiều: Hiện tượng này chứng tỏ bạn đang bị rối loạn nội tiết hoặc cơ quan sinh sản có bệnh gì đó. Nếu xuất huyết ồ ạt trong kỳ kinh thì chị em cần chú ý, không được chủ quan. Bởi đó là triệu chứng của u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp, ung thư hoặc u vùng chậu…

+ Máu kinh có màu đỏ tươi, đông: Bình thường, máu kinh thường có màu đỏ đậm, hơi nâu, lẫn với các mảnh vụn chính là niêm mạc tử cung bong ra. Vì thế, máu kinh không thể đông được. Thế nhưng nếu bạn bất chợt thấy máu kinh đỏ tươi, đông lại như máu bình thường thì phải đi khám ngay.

+ Máu kinh có mùi hôi: Đây là dấu hiệu của việc bị viêm ‘bé’, cần điều trị kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp