Phân biệt các loại đường: Sợ đường trắng có hóa chất gây bệnh thì chọn mật ong, đường mía
Dạo này em đọc được nhiều tranh cãi về đường quá chị em ạ. Theo em thì đường tốt, cần thiết cho cơ thể người nhưng chỉ nên dừng ở mức độ vừa phải, không được quá lạm dụng vì nó sẽ sinh ra các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp... Em cũng khá quan tâm tới các vấn đề về dinh dưỡng nên đã tìm hiểu kỹ về các loại đường và mỗi loại có ưu điểm, khuyết điểm gì, nên dùng lượng ra sao. Tiện đây em chia sẻ luôn với các chị, ai chưa biết thì xem nhé!
Theo một tiến sỹ, nhà nghiên cứu về ung thư người Mỹ tên Lewis Cantley thì các loại đường tự nhiên (có trong hoa quả, thực vật) rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều loại đường khiến cơ thể tăng cao cholesterol vàtriglycerides, kháng insulin và tích tụ mỡ trong gan và khoang bụng… Do đó, cơ thể sẽ thực sự nguy hiểm nếu con người tiêu thụ quá nhiều đường.
Có 8 loại đường mà con người vẫn đang dùng mỗi ngày, chúng ta cần phải biết phân biệt và tránh sử dụng chúng thiếu kiểm soát.
1. Đường ăn kiêng stevia
Đây là loại đường làm từ lá cây cỏ ngọt tên stevia, không chứa calo. Đường ăn kiêng stevia đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng như một chất an toàn trong các sản phẩm đồ uống khi sử dụng vừa đủ.
Chất ngọt trong stavia chỉ là hoạt tính sinh học, không gây hại, có tính chống viêm và có khả năng làm giảm lượng calo trong cơ thể. Lá cây stevia chứa sắt, kẽm, viatnin B3... nên thường được dùng chữa trịtáo bón và tăng cường hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đường stevia rất ngọt nên nếu dùng nhiều sẽ rất dễ gây nghiên các loại đồ ngọt khác. Không nên dùng quá 200mg mỗi ngày.
2. Mật ong
Mật ong là sự pha trộn của 2 loại đường, đó là đường fructose và glucose. Mật ong có đặc tính chống vi khuẩn rất tốt, do vậy nó không chỉ dùng để chữa đau họng, giảm ho mà còn giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh viêm nhiễm...
Nhược điểm của mật ong là rất ngọt, chứa nhiều calo và carb nên khi dùng quá liều dễ làm tăng lượng đường trong máu, gây rối loạn chức năng tiêu hóa, làm tăng cân... Lưu ý, mỗi ngày không nên dùng quá 50ml.
3. Đường dừa
Đường dừa được chiết xuất từ nhựa cây dừa, có màu nâu, chứa nhiều sucrose và một số chất dinh dưỡng. Trong đường dứa có các khoáng chất như kali, magie, insuline, chất xơ... rất cần thiết cho cơ thể con người.
Tuy nhiên, loại đường này có hàm lượng calo cao và chuyển hóa thành một chất nguy hiểm có tên glycation. Chất này có thể phá vỡ các collagen khiến bạn bị lão hóa sớm, ảnh hưởng tới mức đường huyết. Do đó chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ đường dừa, không nên sử dụng mỗi ngày.
4. Đường mía
Loại đường chứa sucrose được chiết xuất từ cây mía và không tinh chế nên vẫn giữ được mật đường và độ ẩm, ít calo nên không gây hại cho sức khỏe.
Chỉ có điều, đường mía hơi đắng và có dạng đặc nên hơi khó ăn. Người đang bị tiểu đường, kiêng đường thì không nên ăn.
5 . Đường làm từ loại cây agave - một loại xương rồng
Agave là một chất làm ngọt, có chỉ số glycemic thấp nên người ăn kiêng thường hay lựa chọn để dùng. Tuy nhiên, agvae thường phải trải qua một quá trình xử lý để làm cho khác biệt với mật hoa gốc nên nó chứa tới80% fructose, cao hơn rất nhiều so với mật ong. Nó không làm tăng đường huyết ngay nhưng khi tiêu thụ số lượng lớn thì nó sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt gây hại cho gan và hệ tiêu hóa.
Nhược điểm của đường này là không hề phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường. Đường thùa cũng rất khó tiêu hóa và không có lợi cho gan. Chỉ nên dùng khoảng 1 thìa cafe (10ml) mỗi lần.
6. Đường nâu
Đây là loại đường được tách ra từ quá trình tinh chế mật ong, nó ít ngọt hơn và chứa một lượng nhỏ chất xơ và khoáng chất.
Đường nâu không tan ngay trong nước mà cần phải đun lên, có vị ngọt nồng. Giá trị dinh dưỡng của đường nâu khá thấp nên không có lợi cho sức khỏe.
7. Đường trắng
Đường trắng được làm từ củ cải đường hoặc mía, có vị nhẹ, dễ tan, thường được dùng để pha đồ uống, làm gia vị nấu ăn. Ngoài ra, nó còn có một số tác dụng tốt như giảm đau bụng, giúp tăng huyết áp...
Tuy nhiên, loại đường này đã qua quá trình tẩy màu nên dinh dưỡng còn lại rất ít, nên khi dùng nhiều có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây bệnh tiểu đường. Chỉ nên dùng 50gr/ngày.
8. Chất ngọt nhân tạo
Đây là loại chất ngọt được tổng hợp từ các chất hóa học nhưsplenda và sucralose, maltodextrin, phụ gia để tăng mùi vị, không hề có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất nên hạn chế dùng.