Ung thư (UT) không chỉ là bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ người không qua khỏi cao mà có một số loại còn có thể di truyền ý. Đó là lý do vì sao mà các chuyên gia hay khuyên mọi người nên đi khám nếu có yếu tố nguy cơ, trong gia đình từng có người có tiền sử bị bệnh. Đừng để xảy ra sự việc đáng tiếc thì hối hận cũng đã muộn.
Như câu chuyện mình vừa đọc được trên báo về nữ ca sĩ nổi tiếng nọ. Đầu tiên là mẹ không qua khỏi vì K rồi đến cô cũng vậy. Xót xa thay.
Cụ thể về câu chuyện thương tâm này, mình để ở bên dưới cho mọi người cùng theo dõi nhé.
Nữ ca sĩ Chu Lị Tĩnh. Ảnh: VNN
Nữ ca sĩ xinh đẹp mất vì mắc căn bệnh giống mẹ
Ngày 5/7 vừa qua, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin về nữ ca sĩ Chu Lị Tĩnh (Miu Chu) 'ra đi' ở tuổi 41 sau 2 năm chống lại K vú. Rất nhiều bạn bè, người hâm mộ và đồng nghiệp bày tỏ sự tiếc thương đến nữ ca sĩ.
Trước khi ‘ra đi’, cô có phát hành album mới với tên gọi ‘Tương lai còn dài’ với mục đích mình không để thời gian giới hạn bản thân. Đồng thời, khuyến khích bản thân có thái độ tích cực với nỗi đau bệnh tật.
Trước đó, nữ ca sĩ từng được chẩn đoán mắc bệnh vào đầu năm 2020. Tháng 10/2021, cô rút khỏi giới để nhập viện điều trị khi bệnh tình có dấu hiệu trở nặng. Tờ Sohu đưa tin, Chu Lị Tĩnh từ chối phẫu thuật cắt bỏ khối u. Cô được điều trị bằng thuốc và phương pháp hóa – xạ trị.
Khi phát hiện bị K, cô đã giấu gia đình điều trị trong suốt thời gian dài. Bởi, mẹ của cô cũng ‘về thế giới bên kia’ vì căn bệnh này vào năm 2016. Đây từng là cú sốc với gia đình cô. Bởi thế, cô không muốn một lần nữa phải trải qua nỗi đau chạy chữa cùng con nữa nên đã giấu gia đình mà âm thầm tự điều trị.
Đến đây, nhiều người thắc mắc rằng, không biết có phải do bệnh này di truyền không mà cả hai mẹ con đều mắc cùng thứ bệnh. Vậy rốt cục K vú có di truyền không?
Theo thống kê, có khoảng 5 – 10% người bị bệnh nà có liên quan tới đột biến gen được truyền qua các thế hệ trong một gia đình. Khi trong gia đình có người bị thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do thừa hưởng gen bất thường (đột biến gen) làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đột biến gen xảy ra ở 2 gen chính là BRCA1 và gen BRCA2. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh.
Tất nhiên, không phải cứ mang gen đột biến thì có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị bệnh. Song, khi một phụ nữ có gen đột biến thì nguy cơ rơi vào khoảng 80%. Nếu bạn có tiền sử gia đình rõ ràng về bệnh này hoặc các bệnh K khác thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nữ ca sĩ phát hiện mắc bệnh vào năm 2020. Ảnh: NLD
Khi tế bào K xuất hiện ở giai đoạn sớm, người bệnh có biểu hiện gì?
+ Xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh hoặc dưới nách.
+ Chảy dịch từ núm đặc biệt là dịch có máu.
+ Có vết lõm trên da ở cơ quan này hoặc da dày lên.
+ Bị đau nhức ở quanh bầu hoặc núm.
+ Bị tụt núm.
+ Có sự thay đổi về kích thước và hình dáng.
+ Da ở vùng này hoặc quanh quầng, núm có vảy, đỏ hoặc bị sưng.
Vậy mắc bệnh này có nguy hiểm không?
Tỷ lệ người không qua khỏi vì bệnh này đứng hàng đầu trong nhóm nguyên nhân người 'ra đi' vì K ở nữ giới trên toàn thế giới. Mỗi năm nước ta có khoảng hơn 21.500 ca mắc mới và hơn 9.300 ca không qua khỏi.
Tế bào K ở giai đoạn đầu, phần tổn thương chỉ ảnh hưởng đến xung quanh vú, nếu không được nhận biết và thăm khám sớm và kết hợp điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang các giai đoạn nặng hơn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Tế bào ác tính khi lây lan vào trong cơ thể thông qua 3 đường chính là: mô tế bào lân cận, hệ thống bạch huyết và đường máu.
Khi tế bào di căn là có đặc tính giống với khối u ban đầu. Nếu tế bào xâm lấn đến xương, tế bào K ở xương sẽ hoạt động tương tự như tế bào K vú. Trường hợp này được gọi là di căn xương chứ không phải K xương nguyên thủy.
Bệnh này khi phát hiện ở giai đoạn đầu thì có thể điều trị khỏi. Vì vậy, phụ nữ từ 40 trở lên hoặc có yếu tố gia đình thì nên đi tầm soát sớm.
Đây là những thông tin mà mình đọc được trên báo chí, thấy thiết thực vô cùng nên chia sẻ lại với mọi người. Mong rằng tỷ lệ chị em mắc bệnh này sẽ ngày một giảm xuống, chứ không khổ lắm.