Mang cơm trưa đi làm là thói quen của rất nhiều chị em văn phòng để đỡ tốn mà còn sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, việc này cũng cần phải cân nhắc kỹ với các loại thực phẩm, dầu mỡ, gia vị mà bạn sử dụng. Nếu không thì có thể rước họa vào thân đấy.
Như trường hợp mình mới đọc trên báo, người phụ nữ có thói quen này nhưng lại phải nhập viện vì chính thói quen khi nấu nướng của mình đây. Thông tin cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi nhé.
Nhiều người có thói quen mang cơm đi làm. Ảnh minh họa, nguồn: KKNews
Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì món ăn mình tự làm
Tờ Sohu đưa tin về trường hợp của cô Vương (48 tuổi, ở Trung Quốc). Cô làm công việc dọn dẹp cho một công ty. Do lương thấp nên cô quyết định mang cơm đi làm mỗi ngày cho tiết kiệm.
Mấy tháng gần đây, cô càng lúc càng thấy bản thân không được khỏe khi thường xuyên thấy chóng mặt, tay chân yếu ớt. Nghĩ rằng mình phải làm việc nhiều và công việc nặng nhọc nên mới dẫn tới tình trạng này nên cô chỉ cố gắng nghỉ ngơi chứ không để ý quá nhiều.
Vài ngày trước, khi đang làm việc, cô đột nhiên ngất xỉu và được đồng nghiệp đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện đường huyết của cô ở mức cao. Con số này là 24,7mmol/L trong khi người bình thường chỉ 5 - 7,2mmol/l. Cuối cùng, bác sĩ chẩn đoán cô bị đái tháo đường.
Nghe tin, cô vô cùng hoảng hốt vì không nghĩ một người ăn uống khoa học như mình mà lại bị bệnh. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ phát hiện, hóa ra cô có thói quen lạm dụng mỡ lợn.
BS. Li Aiguo (trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) nói: Mỡ lợn rất tốt nhưng những người có mức đường huyết cao thì không nên dùng. Lý do được đưa ra là, so với các loại dầu ăn khác, hàm lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn rất cao, chiếm khoảng 40%.
Trong khi đó, nếu người bị tăng đường huyết mà tiêu thụ nhiều thì dễ dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hóa. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa lipid, đường. Từ đó dẫn tới tình trạng bệnh không ổn định và tăng nguy cơ gặp biến chứng của đái tháo đường.
Một nghiên cứu do GS. Zhang Yu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trung Quốc cho thấy: Những người thường xuyên ăn mỡ lợn và dầu lạc có nhiều nguy cơ bị đái tháo đường type 2 hơn hẳn.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc mang cơm đi làm không gây hại mà chính là thói quen sử dụng mỡ lợn khi nấu nướng mới gây hại. Do đó, mọi người cần chú ý hơn trong việc nấu nướng và lựa chọn thực phẩm, gia vị cho phù hợp.
Người phụ nữ phải nhập viện. Ảnh minh họa, nguồn: sgss8
Ngoài mỡ lợn còn có những loại thực phẩm cũng có khả năng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường gồm:
+ Kẹo, bánh quy:
Những loại thực phẩm nhiều đường và carbohydrate xấu như kẹo, bánh quy, siro và soda có rất ít giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó lại là tác nhân gây ra sự biến động đường huyết và khiến bạn tăng cân. Cả 2 yếu tố này đều khiến bạn dễ bị bệnh nặng thêm.
+ Thịt và chế phẩm từ sữa giàu chất béo:
Thịt và sản phẩm được làm từ sữa giàu chất béo là nguồn cung cấp chất béo bão hòa dồi dào. Chỉ có điều, đây lại là chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 và bệnh tim.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đã khuyến cáo: Bạn nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không nên ăn quá 7% tổng lượng calo tiêu thụ/ngày vì đây là yếu tố quan trọng gây bệnh.
Thịt giàu chất béo bão hòa gồm thịt bò thăn, thịt cừu, nội tạng động vật, sườn lợn, thịt gia cầm sẫm màu, gà rán, thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội. Còn các sản phẩm từ sữa giàu chất béo gồm sữa nguyên kem, kem sữa béo, kem tươi, bơ, pho mát.
+ Các loại trái cây khô:
Nho khô hoặc các loại trái cây sấy khô là lựa chọn tốt hơn bánh quy. Tuy nhiên, nó không phải thực phẩm lành mạnh vì vẫn làm tăng đường huyết. Lý do là vì lượng nước bị mất đi trong quá trình sấy khô vô tình khiến các loại đường tự nhiên trong trái cây trở nên đậm đặc hơn. Đó là lý do vì sao bạn chỉ nên ăn trái cây tươi.
+ Bánh mì trắng:
Những thực phẩm có chứa tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng và bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng đều hoạt động như đường khi cơ thể bắt đầu thực hiện quá trình tiêu hóa.
Tinh bột chế có thể ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát đường huyết. Do đó, tốt nhất bạn hãy thay thế bằng các loại ngũ cốc.
+ Nước ép trái cây:
Trái cây tốt cho mọi người, trong đó có những người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, nước ép trái cây lại khác. Ngay cả những loại nước ép trái cây nguyên chất cũng có nhiều đường trái cây, ít chất xơ. Do đó, nó có thể gây biến động chỉ số đường huyết.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, thay vì uống nước ép trái cây bạn nên ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn.
Đây là những thông tin cần thiết mà báo chí đã chia sẻ, mọi người nên biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.