Lâu nay, báo chí vẫn nhắc nhở mọi người nên chú ý quan tâm tới tình trạng sức khỏe của bản thân. Quả thực, giờ mọi người cũng để tâm tới sức khỏe hơn rồi. Tuy nhiên, vẫn có những người phải hối hận vì không tuân theo lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia.
Như trường hợp của một người phụ nữ mà báo chí vừa đưa tin đây này. Một người phụ nữ đang còn trẻ mà cuối cùng cũng phải gặp trái đắng chỉ vì không làm một điều.
Cụ thể, chị Thanh Nhàn (36 tuổi, là nhân viên văn phòng ở Bình Dương). Chị vừa phát hiện mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Tuổi còn trẻ, tương lai còn dài phía trước mà đã nhận kết quả đau lòng khiến chị vừa sốc và không thể chấp nhận sự thật này. Một mặt, chị cảm thấy hối hận vô cùng vì sự chủ quan của bản thân.
Kết quả xét nghiệm của chị Nhàn. Ảnh: Eva
Chị Nhàn chia sẻ: mẹ đẻ chị mới qua đời vì bệnh K gan. Bản thân chị cũng từng được chẩn đoán mắc viêm gan B. Khi phát hiện mắc bệnh, chị cũng từng điều trị cho tới khi thấy sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, từ tháng 5/2021 đến nay, chị Nhàn bỏ điều trị, không đi khám định kỳ nữa vì nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh rồi.
Cách đây 3 tuần, chị đột nhiên thấy đau âm ỉ ở vùng thượng vị, lan sang hạ sườn phải, người mệt mỏi. Mặc dù ăn uống và việc tiểu tiện vẫn bình thường nhưng chị bị ssutj 2kg/tháng. Vì lo lắng nên chị Nhàn tới một cơ sở tư nhân tại TP. HCM để thăm khám.
BS. Bùi Thị Cẩm Bình (Chuyên khoa Nội tổng quát) đã thăm khám, chỉ định xét nghiệm cũng như chụp chiếu cho bệnh nhân. Kết quả, chị bị K gan giai đoạn cuối trên nền viêm gan siêu vi B mạn. Đồng thời, chị còn phải theo dõi di căn phổi. Hiện, bệnh nhân đã được chuyển tới Bệnh viện Ung bướu TP. HCM để điều trị.
Viêm gan siêu vi có thể diễn biến thành K gan
PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường (GĐ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: Khi được chẩn đoán mắc viêm gan B mạn tính. Điều đó đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải sống chung với virus lâu dài. Hiện, bệnh này chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, việc quản lý, theo dõi và điều trị là cả một hành trì kiên trì và bền bỉ.
Ai bị K gan nên cẩn thận theo dõi sức khỏe hơn. Ảnh minh họa, nguồn: news
Những loại thuốc đặc trị viêm gan siêu vi B chỉ có thể ức chế virus HBV. Từ đó làm giảm nguy cơ phát triển tới xơ gan và hạn chế nguy cơ lây truyền sang người khác và phòng biến chứng cho bệnh nhân. Do đó, người bệnh không được chủ quan mà phải đi khám thường xuyên để kiểm tra tải lượng virus.
Còn BS. TS Vũ Trường Khanh (Trưởng khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết: Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ nhiễm virus viêm gan B cao hơn với 8% dân số bị nhiễm, có vùng lên tới 20%. Nhiễm viêm gan virus B có thể dẫn tới xơ gan và K gan. Virus viêm gan B cũng làm tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến viêm gan đến xơ gan.
Trên 80% bệnh nhân K gan là do tiến triển từ viêm gan virus B, khoảng 5% bệnh nhân K gan được xác định là do virus viêm gan C.
BS. Cường cho biết: Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm ở gan hay gặp do virus viêm gan B gây ra. Loại virus này lây truyền chủ yếu qua 3 đường chính là máu, quan hệ nam nữ không an toàn và lây từ mẹ sang con. Vì thế, người bệnh cần chủ động phòng tránh. Vậy, cách phòng tránh bệnh này như thế nào?
Theo đó, để hạn chế nguy cơ bị lây lan viêm gan B, chúng ta cần:
+ Luôn sinh hoạt nam nữ an toàn, dùng 'áo mưa' khi 'lâm trận'.
+ Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho bản thân và mọi người trong nhà.
+ Không dùng chung bàn chải, dao cạo râu hoặc dụng cụ có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người khác. Đồng thời, không chạm vào máu hoặc dịch tiết của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo hộ.
+ Khi người mẹ đang mag thai mà bị viêm gan B thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được sàng lọc, thăm khám và chuẩn bị các biện pháp nhằm đảm bảo em bé ra đời an toàn. Đồng thời, tiêm vắc xin viêm gan B cho bé ngay từ khi ra đời.