Nghe nói “con vi rút” biến chủng Delta lần này nguy hiểm lắm mọi người ạ. Bên Ấn Độ cũng đang lao đao vì con vi rút mới này. Nó còn lây nhiễm với tốc độ rất nhanh và triệu chứng thì mơ hồ, khó nhận biết nữa chứ. Nhiều người, trong đó có mẹ chồng em cứ hay thắc mắc là: Ai là người dễ bị con vi rút biến thể mới này tấn công?
6 lưu ý về ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine nCoV: Không uống rượu, nên ăn trước khi tiêm
Hôm nay nhân thể đọc được bài báo nói về vấn đề này nên em chia sẻ thông tin bên dưới, các mẹ đọc tham khảo, biết để còn tránh ạ.
Cụ thể thì nhóm: Người trẻ, người chưa được tiêm phòng đầy đủ vẫn dễ nhiễm nCoV biến thể Delta, trong khi đó thì nhóm người lớn tuổi chịu nguy cơ tử vong cao nhất.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Biến thể này hiện đang được theo dõi chặt chẽ nhất vì khả năng lây lan nhanh hơn các chủng nCoV khác, nó còn làm tăng nguy cơ nhập viện và kháng vaccine nữa đó ạ. Biến thể Delta được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào cuối năm 2020, sau khi xuất hiện nó đã gây ra làn sóng dịch thứ hai tại nước này, khiến hàng nghìn người tử vong. Và hiện tại biến thể này đang lan nhanh tại 92 quốc gia rồi.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo Delta là chủng lây nhanh nhất và khỏe nhất từ trước đến nay. Biến thể này đã hạ gục những người dễ tổn thương nhất, đặc biệt ở những nơi có tỷ lệ tiêm ngừa vaccine nCov thấp. Việc biến thể này làm tăng nguy cơ nhập viện có thể dẫn đến tăng rủi ro tử vong với các bệnh nhân có bệnh lý nền như: Tiểu đường, tim mạch hay béo phì.
Hiện tại thì sự quan tâm đang đổ về nước Anh – nơi biến thể Delta đang chiếm ưu thế dù tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao. Với tình hình lúc này ở Anh thì có thể là dự báo về diễn biến của đại dịch trên toàn cầu.
Nhóm người dễ tổn thương nhất do biến thể Delta
Theo dữ liệu mới nhất của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), Delta có trong 95% các mẫu virus được giải trình tự. Người trẻ, người chưa được tiêm chủng và người chỉ tiêm một mũi vaccine sẽ có nguy cơ nhiễm virus cao hơn, trong khi người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất.
Cụ thể: 92.029 mẫu virus được giải trình tự từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 6 chứa biến thể Delta. Trong đó, gần 82.500 mẫu đến từ người dưới 50 tuổi và 53.822 mẫu từ người chưa được tiêm chủng.
Trong nhóm chưa tiêm phòng, phần lớn là người dưới 50 tuổi là 52.846 trường hợp và chỉ có 976 trường hợp ở độ tuổi trên 50. Tuy nhiên, phần lớn trong số 117 ca tử vong là người trên 50 tuổi. Có 8 người dưới 50 tuổi tử vong, trong đó có 6 trường hợp chưa được tiêm chủng và hai người còn lại mới tiêm một liều.
Ảnh hưởng của biến thể Delta tới nhóm đã tiêm chủng
Dữ liệu từ Anh chỉ ra người tiêm một mũi vaccine hoặc tiêm đầy đủ có thể nhiễm biến thể Delta nhưng biểu hiện bệnh sẽ nhẹ hơn. Chứng tỏ vắc xin rất quan trọng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong số 92.029 ca nhiễm biến thể có gần 20.000 trường hợp đã tiêm một liều vaccine và 7.235 người đã tiêm hai liều. Nghiên cứu của PHE cho thấy hai liều vaccine Pfizer-BioNTech hoặc AstraZeneca có hiệu quả cao trong ngăn ngừa biến thể Delta. Thống kê trên là lời nhắc nhở rằng: Vaccine có hiệu lực bảo vệ rất cao nhưng chưa đạt 100%.
Một nghiên cứu bên Mỹ cho thấy những ca nhiễm vi rút sau tiêm vắc xin chỉ chiếm khoảng 0,1% trong tổng số hơn 850.000 ca phải nhập viện. Và với hơn 18.000 ca tử vong trong tháng 5 thì có 150 người đã tiêm vắc xin nCov.
Cựu cố vấn của chính quyền Tổng thống Joe Biden về Covid-19 - Andy Slavitt, hồi đầu tháng đã nhận định 98-99% những ca tử vong vì nCoV ở Mỹ là những người chưa được tiêm vaccine.
Vậy nên tiêm vắc xin vẫn là quan trọng nhất mọi người ạ. Được tiêm rồi sẽ đỡ lo hơn nhiều.
Nguồn tổng hợp