Tớ vừa nhận thông báo tuần tới được tiêm vắc xin nCoV các mẹ ạ, ui thực sự là lúc í mừng quýnh lên. Vì thời điểm này số ca nhiễm ở Việt Nam vẫn đang tăng vọt, ai được tiêm sớm như tớ là may mắn lắm rồi í.

Thế nhưng lão chồng lại bảo tớ có tiền sử dị ứng hải sản thì tiêm làm sao được, nên đang lo đây.

Tuy nhiên, sau khi lên báo tìm hiểu, thì tớ đã câu trả lời từ chuyên gia của Trung tâm phòng chống dịch rồi đây, mẹ nào có tiền sử dị ứng như tớ thì đọc bài chia sẻ của tớ dưới đây để yên tâm đến lịch được tiếp cận vắc xin nha!

Vậy người có tiền sử dị ứng có thể tiêm vắc xin nCoV không?

Trả lời câu hỏi này, TS.BS Nguyễn Minh Điền, PGĐ Trung tâm Phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, với những trường hợp dị ứng mức độ nhẹ vẫn có thể tiêm vắc xin nCoV.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Còn theo TS Phạm Quang Thái – Trưởng phòng tiêm chủng khu vực phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải thích rằng, dị ứng cũng có nhiều mức độ.

“Nếu bị dị ứng ở mức độ phản vệ từ độ 2 trở lên thì chắc chắn không được tiêm dù là ở bệnh viện hay bất kỳ đâu. Còn nếu như chỉ dị ứng ở mức độ nổi mề đay bình thường thì những trường hợp này có thể tiêm chủng được, nhưng cần tiêm và theo dõi tại bệnh viện/trung tâm y tế – nơi có phòng cấp cứu chứ không phải tiêm vắc xin ở phường xã hay những điểm tiêm ở ngoài bệnh viện”, TS Thái nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng giải thích rằng, dị ứng là một phản ứng bất lợi của cơ thể đổi với một chất lạ từ bên ngoài vào cơ thể với nhiều dị nguyên khác nhau. Thậm chí có người chỉ bị tì đè lên người cũng có thể nổi đỏ lên. Đó gọi là dị ứng áp lực.

“Dị ứng cũng có nhiều mức độ và với những người có cơ địa dị ứng thì thông thường khi có chất lạ vào cơ thể, họ sẽ có phản ứng quá mức với chất lạ đó. Và vắc xin cũng là 1 loại chất lạ. Vì thế, với những người có cơ địa dị ứng thì thường có những phản ứng bất lợi vượt quá thông thường”, TS. Thái cho biết.

Với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên sẽ chống chỉ định với tiêm vắc xin nCoV

Theo TS Thái, cần phân biệt sự khác nhau giữa dị ứng đơn thuần dạng mày đay và phản vệ để biết mình có được tiêm vắc xin nCoV hay không. Cụ thể:

Với dị ứng đơn thuần: Theo TS. Thái dạng dị ứng này chỉ dừng lại ở nổi mẩn ngoài da, ngứa và không có các biểu hiện đe dọa tính mạng.

Với phản vệ kèm thêm các biểu hiện như: giãn mạch, giải phóng dịch từ trong lòng mạch ra ngoài, có thể dẫn đến phản ứng khác của cơ thể nặng hơn như tụt huyết áp, khó thở, phù nề thanh khí quản…

“Phản vệ được xếp theo 4 cấp độ 1, 2, 3, 4. Với những người có cơ địa phản ứng phản vệ từ độ 2 trở lên sẽ có từ 2 biểu hiện của da, huyết áp hay hô hấp trở lên. Ở da như mày đay, phù mạch; ở hệ hô hấp như khó thở (hoặc khó nói), thở rít; Tụt huyết áp hay hệ quả của nó là rối loạn ý thức hoặc bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa", TS Thái giải thích.

Vị bác sĩ này cũng cảnh báo: "Với phản vệ độ 2 chính là một dạng dị ứng nặng phải điều trị nếu không sẽ tiến triển lên độ 3 và nguy cơ qua đời. Do vậy, với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên sẽ chống chỉ định với tiêm vắc xin nCoV dù bất kỳ phản vệ với cái gì (trứng, tôm cua, hải sản, thuốc kháng sinh,…).  Theo quy định của Bộ Y tế, những trường hợp này đều không được tiêm vắc xin trong giai đoạn này”.

Theo TS Thái, ở 1 số quốc gia trên thế giới vẫn cho các trường hợp phản vệ với các chất không có trong thành phần của vắc xin được tiêm chủng. Tuy nhiên, với trường hợp này đều được theo dõi hết sức cẩn trọng trong bệnh viện, bởi vì người bị phản vệ với thứ này không có nghĩa là họ sẽ phản vệ với vắc xin.

Còn với những trường hợp đã từng phản vệ với liều tiêm trước hoặc phản vệ với thành phần tương tự với vắc xin như: mĩ phẩm, đường, rượu, lúa mì, chất hoạt động bề mặt (loại tương tự như dùng cho sản xuất bánh kem) đều được chống chỉ định tuyệt đối và không hề có quốc gia nào khuyến cáo test dị nguyên trước khi tiêm vắc xin nCoV.

Do đó, khi đi tiêm vắc xin nCoV, các bác sĩ thường khai thác rất kỹ tiền sử dị ứng, người tiêm sẽ mô tả dị ứng như thế nào từ đó bác sĩ sẽ đánh giá mức độ.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

TS Thái cũng khuyến cáo, tất cả mọi người trong đó người có cơ địa dị ứng cần lưu ý khi đi tiêm vắc xin nCoV như sau:

- Trước khi đi tiêm: Phải đảm bảo mình không có nguy cơ nhiễm nCoV. Vì nếu có nguy cơ mà lại đến điểm tiêm thì dễ lây lan cho người khác.

“Người tiêm cần điền đầy đủ phiếu thông tin sàng lọc trước khi đi tiêm vắc xin. Hiện phần lớn các cơ sở tiêm chủng yêu cầu người dân phiếu khai trước khi đi tiêm vắc xin nCoV. Việc làm này tránh gây ùn tắc tại điểm tiêm, rút ngắn thời gian phân loại và hạn chế việc tập trung đông người”, TS Thái cho biết.

Với những người có bệnh lý nền, nên được khám chuyên khoa trước nếu đủ điều kiện tiêm vắc xin nCoV mới đến điểm tiêm chủng. Ngoài ra, nên ăn no, giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng.

- Tại điểm tiêm: Cần tuân thủ biện pháp 5K, thông tin đầy đủ về tình trạng bệnh lý của bản thân và tất cả các phản ứng bất lợi của những lần tiêm trước (nếu có) cho bác sĩ.

Ngay cả các phản ứng bất lợi với vắc xin thông thường mà cá nhân đã từng tiêm trước đó, cũng cần phải cung cấp cho bác sĩ để được cân nhắc nên tiêm hay không. 

- Sau khi tiêm xong: Cần tự theo dõi sức khoẻ bản thân.

"Ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút, người nào có tiền sử dị ứng thì nên ở lại 1 tiếng để theo dõi tình hình sức khoẻ và ngay lập tức thông báo tới bác sĩ nếu có dấu hiệu bất”, TS Thái khuyến cáo.

Nguồn: Tỏng hợp