Từ sau vụ của chú Chí Tài mất vì bị đột quỵ sau khi tập thể dục thì mình cũng mới quan tâm hơn tới vấn đề này. Cũng vì thế mà mình phát hiện ra có không ít trường hợp qua đời vì bị đột quỵ khi tập thể dục đấy các mẹ ạ.
Như một trường hợp mà mình mới đọc trên báo đây này, cũng bị đột quỵ khi tập thể dục. Lúc bác sĩ tới thì người này đã qua đời rồi ý. Mà nhìn thì vẫn còn trẻ, khỏe lắm, thế mà vẫn bị đột quỵ cơ. Sợ thật.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Người đàn ông đột ngột qua đời khi đang tập thể dục
Mới đây, một đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đang nhận được nhiều phản ứng của dân tình. Theo đó, một người đàn ông mặc đồ thể thao màu đen đang dựa vào ghế. Khuôn mặt ngửa lên và cánh tay co lại. Trên bắp chân có những vết bầm tím rõ ràng, điện thoại thì rơi xuống đất ngay cạnh chân.
Theo lời kể của nhân viên phòng tập thì họ phát hiện người đàn ông này ngất xỉu trên ghế sofa ngay sau khi bước ra khỏi phòng tập thể dục. Ngay lập tức nhân viên đã tiến hành các biện pháp sơ cứu và gọi cấp cứu. Tuy nhiên, khi nhân viên y tế tới nơi thì người này đã qua đời. Nhân viên pháp y và cảnh sát đã vào cuộc. Kết quả họ công bố rằng nguyên nhân khiến người này qua đời là vì bị đột quỵ.
Theo các chuyên gia, đột quỵ trong thể thao là sự ra đi đột ngột liên quan tới thể thao. Đây được xem là tai nạn của vận động viên hoặc những người tập thể thao trong khi đang tập hoặc tròng vòng 24 giờ sau khi tập luyện. Tình trạng này có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi.
BS. Ke Junhua (Khoa phục hồi chức năng tim phổi – Bệnh viện phục hồi chức năng thuộc ĐH Y học cổ truyền Phúc Kiến – Trung Quốc) cho biết: Bình thường, tình trạng này thường xảy ra ở những người bị bệnh mạch vành, suy tim, bệnh cơ tim hoặc một số bệnh tim di truyền, chiếm khoảng hơn 80%. Một cuộc khảo sát từ Viện khoa học Thể tháo (Tổng cục Thể dục thể thao Trung Quốc) cho thấy: Trong tất cả môn thể thao thì chạy bộ là bộ môn có tỷ lệ người bị đột quỵ cao nhất, chiếm 33,98%, tiếp đến là bóng đá và bóng rổ.
Nam thanh niên được nhân viên phòng tập phát hiện bị đột quỵ. Ảnh: Internet
Để phòng đột quỵ, BS khuyến cáo những trường hợp sau tuyệt đối không nên tập thể dục
+ Khi đang bị cảm cúm:
Nếu bạn bị sốt, ho khan, đau nhức khớp, khó chịu ở dạ dày… mà đi tập thể dục thì rất nguy hiểm. Bởi việc này sẽ khiến bạn bị mất nước nên cơ thể cần nhiều thời gian để phục hồi hơn.
+ Khi cơ bắp bị đau nhức:
Nếu bạn bị đau cơ trễ thường xuất hiện sau khoảng thời gian tập từ 1 – 2 ngày thì nên ngưng việc vận động lại. Bởi một khi bạn tiếp tục vận động sẽ vô tình tạo áp lực cho gân và dây chẳng, từ đó làm tăng nguy cơ bị chấn thương.
+ Ngay sau khi ăn no:
Việc vận động sau khi ăn no là một sai lầm lớn mà nhiều người không biết. Lúc này, dạ dày mới là cơ quan cần nhiều máu nhất để tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn vận động lúc này, cơ bắp và dạ dày sẽ có ‘cuộc chiến giành máu’. Điều này sẽ gây nên hiện tượng chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy. Vì thế, bạn cần đợi ít nhất 2 tiếng sau ăn rồi mới tập thể dục nhé.
+ Khi thời tiết quá nắng nóng:
Thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước, vì thế không nên tập luyện bên ngoài vào những ngày nhiệt độ từ 33 độ C trở lên. Bởi vì bạn có nguy cơ sẽ bị chuột rút, kiệt sức do nhiệt, thậm chí là sốc nhiệt. Nếu bạn vẫn muốn vận động thì chỉ nên chạy vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn từ 10 – 15 phút mà thôi.
Ngoài ra, GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông (Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam) còn cho biết: Những người mà trong gia đình từng có người bị đột quỵ, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, hút thuốc, uống rượu, đau đầu kinh niên, động kinh thì cũng không nên vận động mạnh vì rất dễ bị đột quỵ.
Nguồn: Tổng hợp