Khi cơ thể có tế bào K, nó sẽ gửi các tín hiệu đến chúng ta. Tuy nhiên, nó thường là những biểu hiện rất giống với các vấn đề thường gặp. Bởi vậy, mọi người thường có xu hướng nghĩ nó đơn giản thôi, chẳng có gì to tát, sẽ không sao. Chỉ tiếc, suy nghĩ đó không phải lúc nào cũng đúng. Có rất nhiều trường hợp cũng vì kiểu suy nghĩ này mà cuối cùng phải ân hận khi nghe bác sĩ thông báo K di căn.
Mình đọc trên báo thấy có nhắc tới một triệu chứng vào buổi sáng cảnh báo tế bào K trong cơ thể. Nhưng dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện khi cơ thể bị cảm, sốt hoặc ngủ không đủ…
Cụ thể, mời các mẹ theo dõi phần bên dưới để nắm rõ thông tin chi tiết nha.
Hay mệt mỏi vào buổi sáng thì nên cẩn trọng. Ảnh minh họa, nguồn: SK&ĐS
Dấu hiệu cảnh báo khối u xuất hiện đột ngột vào buổi sáng
Tế bào K có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc dấu hiệu của tế bào ác tính có thể lan rộng ra các cơ quan khác.
Các chuyên gia của Đại học California San Francisco Health (Mỹ) cho biết: Sự thay đổi mức năng lượng đột ngột, kéo dài dù bạn ngủ đủ hay không là dấu hiệu của bệnh bạch cầu (hay còn được gọi là K máu).
Tình trạng mệt mỏi thường xuyên rất phổ biến ở những người bị bệnh nan y. Đó có thể là dấu hiệu đáng lo ngại nhất.
Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh lý giải: Cảm giác mệt mỏi liên quan tới K có thể ảnh hưởng tới thể chất, cảm xúc lẫn tinh thần của bạn. Tình trạng này kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) nói thêm: Mọi người nên đi khám nếu có triệu chứng để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện, chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Cụ thể, hút thuốc lá chủ động và thụ động, tiếp xúc với mức độ bức xạ cao, rối loạn máu, rối loạn di truyền là những yếu tố rủi ro.
Có nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau. Trong đó, dạng cấp tính tiến triển nhanh và mạnh mẽ. Những người này thường cần điều trị ngay lập tức.
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh cũng đánh giá: Dạng cấp tính phổ biến ở người từ 50 tuổi trở lên.
Mọi người nên đi khám nếu có biểu hiện. Ảnh minh họa, nguồn: news
Ngoài mệt mỏi vào sáng sớm thì khi bị bệnh bạch cầu còn có những biểu hiện nào?
+ Hay bị nhiễm trùng:
Khối u xuất hiện khiến các tế bào có thể không đủ khả năng để chống lại nhiễm trùng. Lúc này, tế bào bạch cầu bị K lại còn lấn át tế bào khỏe mạnh trong tủy xương. Điều này dẫn tới tình trạng không đảm bảo được nguồn cung cấp đầy đủ. Do đó, người bị bệnh này rất dễ bị nhiễm trùng ở miệng, cổ họng, da, phổi, đường tiết niệu, bàng quang, hậu môn.
+ Hay bị bầm tím hoặc chảy máu
Khi tế bào K máu xuất hiện sẽ chèn ép tủy xương và dẫn tới suy giảm sản xuất tiểu cầu. Tiểu cầu là những mảnh tế bào tụ lại với nhau để làm chậm hoặc cầm máu nếu bị chấn thương mạch máu.
Giảm tiểu cầu có liên quan tới bệnh bạch cầu gây ra triệu chứng bầm tím, đốm đỏ trên da, ‘dâu’ ra nhiều, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, đi tiểu ra máu và máu khó đông.
+ Sốt không rõ nguyên nhân:
Triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh K nhưng đặc biệt rõ ở người bị bệnh bạch cầu. Tình trạng sốt có thể kéo dài hơn 3 tuần.
+ Đổ mồ hôi đêm:
Triệu chứng này ở người bị bệnh bạch cầu rất nghiêm trọng. Nó thường thấm qua quần áo, giường và xuống đệm bên dưới. Người bệnh bị đổ mồ hôi ngay cả khi ngủ ở phòng thoáng mát, phòng điều hòa.
+ Đau bụng:
Tế bào bạch cầu bất thường có thể tích lại trong gan và lá lách. Từ đó dẫn tới tình trạng bụng sưng lên. Loại sưng này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến bạn thấy no sớm.
+ Đau xương và khớp:
Khi tế bào bạch cầu bất thường tập trung ở tủy quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng đau xương chậu hoặc xương ức… Ở trẻ em, cha mẹ có thể nhận thấy triệu chứng này qua dáng đi khập khiễng hoặc không bình thường của trẻ dù không có bất kì chấn thương nào.
+ Sút cân không rõ nguyên nhân:
Đây là triệu chứng chung của tất cả bệnh K chứ không riêng gì bạch cầu. Giảm cân bất thường là khi 1 người giảm 5% trọng lượng cơ thể trở lên trong 6 – 12 tháng mà không áp dụng biện pháp giảm cân nào cả.
Tất nhiên, những triệu chứng mà báo chí đã đề cập nó có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý chứ không phải có mình K. Do đó, tốt nhất là mọi người nên đi kiểm tra để biết rõ nguyên nhân thì điều trị sẽ dễ hơn. Chứ đừng thấy xong cho nó là hiện tượng bình thường rồi tự chữa ở nhà, chỉ có khổ bản thân thôi.